Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 7

Một Cõi Đi Về

 

Ngay từ tuổi dưới hai mươi tôi thường có cảm giác rờn rợn trước quang cảnh buồn thảm của đám tang. Tiếng than khóc cùng tiếng nhạc thê lương đã làm tê tái lòng người. Nhưng đến năm ba mươi tám tuổi là thời gian tôi bắt đầu tin nhận Chúa và có dịp dự nhiều đám tang người theo đạo Tin Lành, ở đó sự ảm-đạm được thay bằng sự yên lặng an bình. Tháng ba vừa qua, một phụ-nữ thành viên của Hội thánh tôi đã qua đời. Chị bị ung thư cách đây mười năm, đã được chửa lành nhưng bệnh tái phát trở lại trong vài năm gần đây. Một tuần trước khi qua đời, chị tươi tỉnh vui vẻ và nói với những người đến thăm Chúa cho tôi sống đến bây giờ là đủ rồi”. Sự chấp nhận và bình an của Chị trong sự an bài của Chúa đã để lại trong lòng tôi niềm vui nhẹ nhàng, tràn đầy hy vọng đời sống vỉnh cửu sau sự chết.

Các bạn biết không, chưa bao giờ tôi có nhiều cảm xúc như khi đọc hồi ký về sự chết của Don Piper. Ông là Mục sư của nhà thờ South Park Baptist tại thành phố Alvin thuộc tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Vào tháng giêng năm 1989, Ông đã đi dự hội nghị qui tụ nhiều nhà thờ của vùng Houston tại phía bắc của hồ Livington, nơi gọi là Trinity Pines. Sau hội nghị trên đường trở về Hội thánh South Park ông bị tai nạn xe ở chiếc cầu bắc ngang sông Trinity và chết ngay tại hiện trường. Tuy nhiên ông chỉ chết trong chín mươi phút và sau đó sống lại trong một thân thể thương tích trầm trọng. Trong chín mươi phút đó điều gì xảy ra cho Mục sư Don Piper. Ông thuật lại:

Khi chết tôi không đi xuyên qua đường hầm dài tăm tối. Tôi không có cảm giác bị tắt thở cũng không cảm nhận thân thể đi vào ánh sáng, không có bất cứ ai gọi tôi hay một âm thanh nào khác. Cùng lúc ấy hồi ức cuối cùng của tôi là chiếc cầu và mưa, sau đó ánh sáng bao phủ tôi. Sự rực rở của nó ngoài trí hiểu biết của tôi và phút giây kế tiếp tôi nhận biết là đang đứng trong Thiên Đàng.

Ông đã gặp lại những người đã chết trước ông: ông nội Joe Kullbeth, Mike Wood người bạn thời thanh niên, người đã mời Don đi học lớp trường chủ nhật và giúp đỡ, dìu dắt Don trở thành một cơ đốc nhân, Barry Wilson bạn học cùng lớp ở trung học, . . . . và nhiều người khác nữa.

Khi tôi (Don Piper) cố gắng để nói chuyện với họ, giọng của tôi bị yếu đi khó thích hợp vì phải dùng ngôn ngữ trần gian để diễn đạt một niềm vui vô hạn, sự kích động, cảm giác ấm áp và hạnh phúc hoàn toàn. Mọi người tiếp tục ôm choàng lấy tôi cười nói và ca ngợi Chúa. Điều này tiếp tục trong một thời gian dài nhưng tôi không cảm thấy mệt . . . . . Tôi như đang dự một yến tiệc “first class buffet” với những vòng tay ấm áp và sự chiêu đãi tuyệt vời. Ánh sáng và cấu trúc ở Thiên Đàng như thách thức đôi mắt trần tục của tôi, sự rạng rở ấm áp phủ kín tôi. Khi nhìn chung quanh tôi khó mà nhận biết được những màu sắc sinh động sáng chói vượt hơn bất cứ cái gì mà tôi đã từng thấy.”

Don càng đi xa, ánh sáng càng sáng hơn và có tiếng âm nhạc. Đó là những âm thanh hài hòa thánh thóat mà ông chưa từng nghe thấy trước đây. Sự ca ngợi Chúa thì bất tận và điều đặc sắc nhất đối với Don là hằng trăm bài thánh ca được hát cùng một lúc. Ông dừng lại ngoài cổng và nhìn thấy bên trong những con đường được lát bằng vàng ròng sáng chói rực rở đến nổi mắt của con người trần gian khó có thể đối diện. Don tiếp tục bước gần tới cổng để đi vào trong. Âm nhạc vang lên mỗi lúc một lớn hơn cùng hàng ngàn tiếng ca ngợi Chúa và ông đã trở thành một người của ban hợp xướng. Sau đó thình lình ông rời khỏi họ trở về trần gian. Tôi không nói hết được những chi tiết mà Don đã viết trong tập hồi ký “Chín mươi phút ở Thiên Đàng” là những điều đã cho Don cảm giác thật tuyệt vời khó tả.

Trở lại thời điểm khi tai nạn xảy ra cho Don. Tai nạn xảy ra vào lúc 11:45 sáng, táp-lô xe hơi (dashboard) đè dập chân phải của Don, chân trái bị bể dính giữa táp-lô và ghế ngồi của người lái xe. Máu rỉ ra ngoài từ mắt, tai và mủi, ông đã chết ngay nhưng người ta không thể kéo xác ra khỏi xe mà phải đợi “Jaws of Life” dụng cụ đặc biệt để làm việc đó. Cùng lúc đó Dick và Anita Onerecker ở tại Hội thánh Klein phía bắc Houston, người thuyết trình trong buổi hội nghị mà Don dự. Họ rời khỏi Trinity Pines trước Don vài phút và đã ngừng xe lại một nơi trước cây cầu chổ xảy ra tai nạn để mua cà phê và Don đã lái xe qua mặt họ. Sau khi tai nạn đã xảy ra xe cộ phải ngừng lại, Dick và Anita đến hiện trường giũa 12:30 và 12:45. Dick cho cảnh sát biết mình là Mục sư có cần sự giúp đở cầu nguyện của ông không. Người cảnh sát cho biết, có ba chiếc xe bị đụng nhưng người trong hai xe kia không bị thương, còn chiếc xe màu đỏ thì người lái xe đã chết. Dick nói: Chúa muốn ông cầu nguyện cho người trong xe đỏ. Cầu nguyện cho người chết thì trái với giáo lý thần học nhưng Chúa Thánh Linh thôi thúc ông làm điều đó. Viên cảnh sát ngạc nhiên về điều Dick nói nhưng vì Dick nài nỉ nên đành để cho Dick đi đến chiếc xe đỏ. Dick bò vào trong xe và nhìn thấy đó là Don. Ông đặt tay lên vai phải của Don để cầu nguyện.

Dick kể lại “Tôi cảm thấy như bị ép buộc cầu nguyện. Tôi không biết người trong xe đó là ai. Tôi chỉ biết rằng Chúa nói với tôi là phải cầu nguyện cho người đó.Không những Dick tin tưởng Chúa gọi ông cầu nguyện cho Don nhưng còn cầu nguyện đặc biệt cho bộ óc và những cơ quan trong cơ thể Don không bị tổn thương. Dick không hiểu tại sao mình đã làm như vậy. Ông cầu nguyện rồi hát thánh ca, xong cầu nguyện tiếp . . . một cách tha thiết đầy tình cảm.

Don kể lại hai điều trong phút chốc đầu tiên khi ông sống lại:      

“Thứ nhất, tôi đang ca giọng điệu khác với Thiên Đàng, nghe giọng riêng của tôi và nhận ra có một người nào đó khác cũng đang ca. Thứ nhì, tôi biết rằng có người nắm chặt bàn tay tôi và đó là sự đụng chạm đầy năng lực, cho tôi một cảm nhận rõ ràng tôi đã trở về trần gian.”

Khi Dick phát hiện Don sống lại ông đã ra khỏi xe chạy ra đường la lên Nạn nhân còn sống! Ông ta không chết! Ông ta vẫn còn sống! Ông đang ca”. Người ta đã không tin nên từ chối đi đến xe của Don để khám lại. Dick chạy ra phía trước xe cứu thương và nói “Người đó vẫn còn sống hãy đi đến đó để xem”. Họ vẫn không tin và Dick phải nói:

Hãy nghe đây tôi sẽ nằm trên cầu ngay bây giờ nếu anh không đi đến chiếc xe đỏ thì anh phải cán trên tôi”, rồi Dick tiếp tục nài nỉ.

Cuối cùng họ đành phải đến và thấy Don vẫn còn sống. Thế là mọi người nhanh chóng tìm cách đem ông ra khỏi xe để chở vào bệnh viện.

Suốt trong thời gian chửa trị Don phải chịu đựng sự đau đớn liên tục từng ngày Tôi (Don) cũng đã đấu tranh nhiều với sự tức giận trong tôi suốt những tuần lễ đầu tiên trong bệnh viện. Tôi không tức giận với Chúa mặc dù tôi thường tự hỏi tại sao Chúa đã cho tôi sống lại để rồi phải chịu sự đau đớn cực độ như vậy, cũng như nhiều người khác tôi phải học đối diện với sự thật này. Sự tranh chiến trong tôi về kinh nghiệm vinh quang và uy nghi của Thiên Đàng để rồi phải trở lại thế gian. Trong những phút giây yếu đuối nhất tôi không hiểu tại sao Chúa đã để tôi sống lại trong một thân xác tồi tệ . . . . . Bởi vì tứ chi của ông bị thương nặng, nhất là chân gần như bị hư hoại và người ta đã cố gắng mọi cách để giữ chúng được lành lặn. Một điều kỳ diệu là bộ óc và những cơ quan trong cơ thể Don không bị ảnh hưởng gì   đúng như sự cầu xin của Dick.  

Để chân của Don không bị cưa, bệnh viện đã dùng một dụng cụ gọi là “Ilizarov Frame” giúp chân được kéo ra hoặc xếp đặt vào kích thước thích hợp khi xương phát triển hay thay đổi. Dụng cụ này được neo vào hông bằng những thanh kim loại với kích thước của cây viết chì. Bác sỉ khoan những lỗ cho bốn thanh (rods) lớn từ háng cho đến hông bên trái. Sau khi họ làm điều đó có ít nhất ba chục cái lổ trong chân trái của Don. Phần lớn chúng đi xuyên qua chân qua phía bên kia. Những lổ lớn hơn thì đi vào trong thịt và những thanh được gắn vào trong xương chậu. Mỗi ngày y tá đến vặn những đinh vít trên Ilirazov để kéo xương ra, đau khủng khiếp khi họ điều chỉnh hay làm vệ sinh. Ông đã chịu đau đớn và nhiểm trùng liên tục. Don được về nhà vào giửa tháng năm của năm 1989 và giường của bệnh viện được chở đến nhà cho ông nằm. Ông phải nằm trên giường đó cho đến tháng hai năm 1990. Hội thánh South Park và những hội thánh khác trong vùng đã cầu nguyện rất nhiều cho Don. Cuối cùng ông bình phục sau một thời gian dài chịu đau đớn thể xác và tâm lý thất thường làm cho ông dễ tức giận, đôi lúc tuyệt vọng chán nản. Don vẫn thường tự hỏi tại sao Chúa lại đem ông trở lại trần gian.

Rồi một ngày trong buổi hội nghị cho những người trẻ, Don đã gặp một thiếu niên khoảng 16 tuổi vẻ mặt u buồn đang ngồi trên xe lăn, và người này đang mang một Ilirazov Frame như ông đã từng có. Lúc bấy giờ Don biết được ông nên làm gì. Don tiến gần đến cậu trai trẻ để nói chuyện và được biết cậu bị tai nạn khi chơi ski. Ông chia xẻ những điều mình đã trãi qua khi mang dụng cụ đó và tỏ bày sự đồng cảm, an ủi cùng những lời khích lệ là bệnh của cậu thiếu niên này sẽ bình phục như Don.

Khi chia tay để trở về chỗ của mình, Don đã cho cậu trai số điện thoại của mình và cho biết là có thể gọi bất cứ lúc nào. Sáu tháng sau thiếu niên đó đã gọi hai lần để nói chuyện với Don và một lần trong đêm tối khi cậu thật tuyệt vọng trong cơn đau. Điều này đã ghi khắc trong lòng ông; từ đó Don đã giúp đở cho nhiều người khác nữa những người đang mang Ilirazov Frame. Don tâm tình “Tôi đã có 34 cuộc giải phẩu và nhiều năm đau đớn. Chính điều này cho tôi hiểu được lời của Phao Lô trong 2-Cô-rinh-tô 1:3-4 “Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi. Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhơn sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp!”

Đôi khi tôi (Don) vẫn còn hỏi Chúa tại sao tôi không được phép ở lại Thiên Đàng và tôi không có câu trả lời. Tuy nhiên tôi đã học được một điều Chúa mang đến cho tôi những người cần sự giúp đỡ để đụng chạm vào đời sống của họ . . . Tôi đã tìm thấy mục đích khi trở lại sự sống ở trần gian. Tôi vẫn mong ước được sống ở Thiên Đàng nhưng tôi hiểu đây là chổ của tôi bây giờ. Tôi đang phục vụ mục đích của tôi trên đất này.”

Sự sống của con người vốn rất quý giá nhưng tại sao Don lại ước mơ trở lại Thiên Đàng? Tôi đoán sự ước muốn trở lại vì ông đã có một ít thời gian tận hưởng và nhận biết Thiên Đàng huyền bí; sự hạnh phúc, tuyệt diệu nơi đây và những cơn đau dằn dật Don từng ngày trong suốt thời gian điều trị nhắc nhở tôi lời của mục sư Rick Warren:

Cuộc đời trên đất này đem đến nhiều lựa chọn, nhưng cõi đời đờI chỉ có hai lựa chọn thiên đàng hay địa ngục. Mối tương giao giữa bạn với Đức Chúa Trời trên trần gian sẽ quyết định mối tương giao giữa bạn với Ngài trong cõi đời đời. Nếu bạn học biết yêu thương và trông cậy con của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su, thì bạn sẽ được mời đến sống với Ngài trọn cõi đời đời. Trái lại nếu bạn từ khước tình yêu thương, sự tha thứ và sự cứu rỗi của Ngài, bạn sẽ phải mãi mãi xa cách Đức Chúa Trời trong cõi đời đời. Khi bạn hiểu rỏ cuộc sống không chỉ ở đây và bây giờ, và bạn nhận ra rằng cuộc sống này chỉ là sự chuẩn bị cho cõi đời đờI, bạn sẽ bắt đầu sống khác đi. Bạn sẽ bắt đầu sống trong ánh sáng của cõi đời đời, và điều đó sẽ thay đổi cách bạn quan hệ, thực hiện nhiệm vụ và đối diện với hoàn cảnh. Thình lình nhiều hoạt động mục tiêu, và thậm chí những nan đề trước đó có vẻ hết sức quan trọng lại trở nên tầm thường nhỏ nhặt, và không đáng để bạn chú ý đến. Bạn càng sống gần Chúa bao nhiêu, thì mọi sự khác càng trở nên nhỏ bé bấy nhiêu”

Bài8