Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 500

Hội Thánh Tư Gia Trung Hoa và Khải Tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem.

Ước lượng tổng số Cơ-đốc nhân Trung Hoa ngày nay có khác nhau, nhưng tôi nghĩ con số giữa 80 triệu và 100 triệu người Tin Lành là chính xác, ngoài ra có ít nhất 12 triệu tín đồ Công Giáo nhóm họp tại nhà thờ có đăng ký lẫn hội thánh tư gia bất hợp pháp. Dù con số này hãy còn đại diện số ít trong số 1,3 tỉ linh hồn đang sống tại Trung Hoa ngày nay, nhưng sự tăng trưởng hội thánh thật lạ lùng và vô song trong lịch sử Cơ-đốc giáo khi so với chỉ 700 ngàn người Tin Lành và ba đến bốn triệu người Công Giáo tại Trung Hoa lúc Cộng Sản nắm quyền năm 1949.

Chắc chắn các chính quyền Trung Hoa đã từ lâu ngạc nhiên và sửng sốt về việc thế nào hội thánh cứ tiếp tục tăng trưởng và phát triển cho dù những cố gắng tàn bạo nghiền nát, chiêu dụ và lừa phỉnh tín đồ. Trong sự mù quáng tâm linh, họ không thể thấy họ đang chống lại quyền lực lớn lao hơn quyền lực của họ, quyền lực của Đức Chúa Trời Toàn Năng!

Trong cuốn sách của ông tựa Trung Hoa: Chặn Đường Dài của Hội Thánh, Adeney vui mừng chứng minh bằng tư liệu sức mạnh các hội thánh tư gia Trung Hoa đã phát triển trong suốt những năm gian khổ. Dưới đây là một số điểm quan trọng nhất của sức mạnh này:

1. Các hội thánh tư gia mang tính bản xứ. Hội thánh đã vứt bỏ những vướng mắc Tây Phương và phát triển hình dạng riêng cho mục vụ của mình. Tính năng động xuất phát từ tự do của mình thoát khỏi sự ràng buộc cơ cấu và cổ lệ.

2. Các hội thánh tư gia đâm rễ trong những đơn vị gia đình. Hội thánh trở thành một phần cấu trúc xã hội Trung Hoa. Cộng đồng đức tin được gây dựng bởi những nhóm nhỏ gia đình Cơ-đốc.

3. Các hội thánh tư gia bị tước hết những gì không thiết yếu. Nhiều thứ chúng ta quen với Cơ-đốc giáo không được tìm thấy nơi các hội thánh tư gia Trung Hoa ngày nay. Thế nên, họ cực kỳ uyển chuyển. Một tín đồ nhận xét, "Trong quá khứ chúng ta thổi lớn kèn và có những chiến dịch truyền giáo rộng lớn. Bây giờ chúng tôi có rất ít công cụ... và thật nhiều người đến với Chúa."

4. Các hội thánh tư gia nhấn mạnh sự tể trị của Đấng Cứu Thế. Vì Chúa Giê-xu là đầu thân thể Ngài, hội thánh phải đặt sự vâng phục Ngài trên hết tất cả mọi trung thành khác; hội thánh không thể chấp nhận bất cứ sự điều khìển nào từ tổ chức bên ngoài. Lời Chúa được vâng phục và mọi cố gắng bắt thực hành đều không theo Kinh Thánh đều bị từ chối.

5. Các hội thánh tư gia tin chắc quyền tối cao của Đức Chúa Trời. Khi không còn niềm hy vọng gì theo cái nhìn của loài người, Cơ-đốc nhân Trung Hoa thấy Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng và sự tể trị của Ngài suốt lịch sử đời họ.

6. Các hội thánh tư gia yêu Lời Chúa. Họ trân trọng giá trị Kinh Thánh và hy sinh duy trì những bản Kinh Thánh. Hiểu biết của họ về Chúa thật sâu sắc khi họ thuộc lòng và ghi chép Lời Chúa.

7. Các hội thánh tư gia là hội thánh cầu nguyện. Vì không có sự trợ giúp loài người và bị bao vây bởi những người tìm kiếm hủy diệt họ, các Cơ-đốc nhân ném mình vào Đức Chúa Trời, và trong niềm tin đơn sơ họ mong đợi Đức Chúa Trời nghe tiếng kêu khóc mình. Cầu nguyện không chỉ là nói chuyện với Chúa nhưng cũng là cách chia xẻ cuộc chiến tâm linh.

8. Các hội thánh tư gia là hội thánh chăm sóc và chia xẻ. Một hội thánh tư gia là một cộng đồng chăm sóc trong đó các Cơ-đốc nhân bày tỏ tình yêu thương đối với nhau và đối với đồng hương. Loại tình yêu như thế tạo ra một sức mạnh khổng lồ cho sự truyền giáo tự phát.

9. Các hội thánh tư gia dựa vào sự lãnh đạo từ hội chúng. Vì quá nhiều mục sư Trung Hoa bị bắt vào tù hoặc trại lao động, các hội thánh tư gia phải phụ thuộc vào các lãnh đạo từ hội chúng. Ban lãnh đạo bao gồm những người tử mọi ngã đường đời khác nhau dành nhiều thời gian đi từ hội thánh này sang hội thánh kia giảng dạy và gây dựng đức tin người khác.

10. Các hội thánh tư gia được tin luyện bởi đau đớn. Hội thánh Trung Hoa trước hết học biết rằng đau đớn là một phần mục đích của Đức Chúa Trời để gây dựng hội thánh. Đau đớn trong hội thánh tác động tinh luyện hội thánh. Cơ-đốc giáo hư danh không thể sống sót cuộc thử thách Cách Mạng Văn Hóa. Vì những ai gia nhập hội thánh đều biết rằng nó có nghĩa là đau đớn, nên động cơ của họ độc nhất là khao khát biết rõ Chúa Giê-xu Đấng Cứu Thế.

11. Các hội thánh tư gia sốt sắng truyền giáo. Không bài giảng công cộng nào được cho phép. Người ta đến tin Chúa chỉ qua sự phục vụ khiêm nhường của các tín đồ và qua sự tiếp xúc thân mật giữa bạn hữu và thành viên gia đình. Phương pháp chính yếu chứng đạo tại Trung Hoa ngày nay là nếp sống cá nhân và tư cách của các Cơ-đốc nhân, kèm theo bởi lời công bố Tin Lành của họ, thường thì rất nguy hiểm cho bản thân họ.

Ba lãnh đạo hội thánh tư gia Trung Hoa chia xẻ khải tượng Đức Chúa Trời cho họ biết phải đem Tin Lành vào những quốc gia Hồi Giáo, Phật Giáo và Ấn Độ Giáo chưa được truyền giáo và tiếp tục hướng "trở lại Giê-ru-sa-lem." Ba ông này đại diện hàng ngàn người khác với cùng khải tượng đó.

Trở lại sử liệu, nhiều thế kỷ sau đó, khi các nhà mạo hiểm và các đoàn truyền giáo bắt đầu khám phá thế giới bằng tàu thuyền, thì lửa tin lành lan đến miền trung và miền nam Châu Phi, đến Châu Mỹ, đến hàng trăm đảo Nam Thái Bình Dương, đến Châu Úc, Tân Tây Lan, và một phần Châu Á ven Thái Bình Dương. Khoảng đầu thế kỷ hai mươi, phục hưng bùng nổ tại những nơi như Đại Hàn, Phi-líp-pin, một số phần Trung Hoa và Đông Nam Á.

Dĩ nhiên có nhiều ngoại lệ cho mô hình này. Thật ra, Sứ Đồ Thô-ma được nhớ đến về việc đem tin lành đến Ấn Độ chỉ vài năm sau khi ông chạm bàn tay thương tích của Đấng Cứu Thế phục sinh. Nhưng nói chung, chúng ta có thể thấy ngọn lửa Tin Lành đã cháy lên về hướng tây.

Bắt đầu khoảng ba mươi năm trước đây, cuộc phục hưng độc đáo và lâu dài đã xảy ra cho các hội thánh tư gia Trung Hoa. Chúng tôi thấy chính mình ngay tuyến đầu ngọn lửa ơn phước Chúa khắp mọi nơi, và hàng chục triệu người đã đến với đức tin nơi Đấng Christ. Chúng tôi cũng nhận ra rằng thực tế tất cả những vùng còn lại của thế giới chưa bao giờ được Tin Lành thấm nhập đều nằm về hướng tây và nam Trung Hoa. Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã giao chúng tôi trách nhiệm trọng đại đem lửa từ bàn thờ Ngài và hoàn thành Đại Sứ Mạng bằng cách thiết lập vương quốc Ngài nơi tất cả các quốc gia còn lại và các nhóm dân ở Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi Hồi Giáo. Khi điều này xảy ra, chúng tôi tin rằng như Kinh Thánh nói Chúa Giê-xu Cứu Thế sẽ trở lại với nàng dâu của Ngài và chúng tôi tin rằng nơi xa nhất mà tin lành có thể đến được từ Giê-ru-xa-lem là phải đi một vòng toàn địa cầu và trở lại nơi nó khởi hành – Giê-ru-xa-lem! Khi lửa Tin Lành hoàn thành một vòng địa cầu, Chúa Giê-xu sẽ trở lại! "Tin Lành về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến." (Mathiơ 24:14). "Vì mọi người trên đất sẽ biết vinh quang của CHÚA như biển ngập tràn nước." (Ha-ba-cúc 2:14). Đây là lý do tựa đề "Trở Lại Giê-Ru-Xa-Lem" xuất phát theo từ ngữ khải tượng truyền giáo của hội thánh Trung Hoa.

PAUL HATTAWAY (Thang Chu, Theo Trở Lại Giêrusalem)