Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 35

Ôm Lấy Đau Khổ Của Bạn Và Được Ban Phước

[ English | Vietnamese ]

Bác Sĩ William Gaultiere.
Giám đốc điều hành của Hội Khuyên Bảo Cho Vấn Đề Tìm Hy Vọng Mới, Thánh đường Pha-lê
Nhà Tâm lý học Lâm Sàng & Điều Hành Tâm Linh, Mạng lưới ChristianSoulCare.com

"Hãy vui mừng trong những hoạn nạn của bạn!" chúng ta được nghe kể nhiều lần trong Kinh Thánh. Ồ, nhưng nó quá khó để làm! Làm thế nào? Tại sao? Một cậu bé tên Jamie cho chúng ta một manh mối. Cậu đã thử đóng một phần của vở kịch ở trường của cậu. Cậu đã thực tập, trình bày tất cả cho khán giả, và cầu nguyện. Lòng của cậu hy vọng sẽ được đóng một vai trong vở kịch! Cuối cùng danh sách đã dán lên. Jamie đã không được đóng vai nào. Cậu mím chặt đôi lại và cuối đầu xuống trong sự thất vọng. Nhưng bất thình lình đầu của cậu ngẫng lên lại, đôi mắt cậu sáng lên, và cậu hối hả tới mẹ của cậu và la lên, "Mẹ có đoán được điều gì không? Con được chọn làm người vỗ tay và chào mừng!"

Không chỉ là một câu chuyện dễ thương, nhưng Jamie cho chúng ta thấy làm thế nào để tìm kiếm và hành động cách tích cực giữa hoàn cảnh đau khổ. Kinh Thánh thì đầy những câu chuyện đời có thật về đân của Thượng Đế đáp lại sự đau khổ bằng cách đặt sâu niềm tin vào Thượng Đế và lớn lên cách tâm linh. Một trong những câu chuyện Yêu Thích của tôi là câu chuyện về Gia-cốp.

GIA-CỐP ĐÃ CHIẾN ĐẤU VỚI THƯỢNG ĐẾ TRONG SƯ ĐAU KHỔ CỦA ÔNG TA
Hãy tưởng tượng bạn là Gia-cốp. Anh của bạn là Ê-sau muốn giết bạn bởi vì bạn đã lừa anh trong việc kế tự gia tài. Ê-sau là một thợ săn to lớn và vạm vỡ, được hộ tống bởi một quân đội gồm 400 tên cướp; còn bạn là một người đàn ông ốm và mềm dẽo, người mà thích chơi với thú vật và nói chuyện với phụ nữ. Bạn đang đi ngang sa mạc với vợ, con cái, người hầu, thú vật và tất cả những tài sản của bạn. Một dặm đường sau khi bạn đi bộ, bạn biết rằng anh ta đang đến gần sau bạn.

Đêm đó làm cho bạn ngủ một mình lánh khỏi tiếng động và mùi hôi của những thú vật và xa khỏi sự an toàn của xe tải của bạn. Bạn một mình cầu nguyện và ngủ dưới những ngôi sao. Rồi đến nữa đêm có người nào đó bắt chuyện với bạn! Anh ta đấu chuyện với bạn! Chắc chắn, đó là Ê-sau đến để giết bạn! Bạn sẽ làm gì? La lên kêu cứu! Nài xin sự thương xót! Nhưng tốt hơn nữa, bạn bỏ chạy! Không. Bạn nhận biết rằng đó là một thiên sứ và bạn vật lộn với ông ta. Đúng, bạn đấu tranh với một thiên sứ! Và thiên sứ vặn mạnh vào hông của bạn. Bạn la lên trong sự đau đớn. Ông ta cố gắng chạy đi khỏi bạn, nhưng bạn không cho ông ta đi! Bạn tiếp tục vật lộn với ông ta cho đến khi tảng sáng.

Điều gì đang xảy ra? Gia-cốp có khùng không? Ông ta qúa sợ hãi. Ông ta đang đau đớn. Ông ta đang bị đánh bởi một người đáng sợ và oai nghiêm từ một thế giới khác (Những thiên sứ thì dễ thương, những tiểu thiên sứ thì mũm mĩm, di động trên những đám mây như họ hát im diệu những bài hát ngọt ngào; họ là những người lộng lẫy và mạnh mẽ, những chiến sĩ cũng như những vị mục sư, mà người ta luôn sợ đầu tiên.), nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu! Ông ta muốn biết tên của thiên sứ và ông ta không bỏ qua cho đến khi ông ta được ban phước. Cuối cùng, thiên sứ chịu thua và trận đấu chấm dứt bằng cách Gia-cốp được đặt cho một tên mới. Ông không còn gọi là Gia-cốp nữa, "Kẻ lừa dối," nhưng bây giờ ông là người Y-sơ-ra-ên, "Người Chiến Thắng," bởi vì ông đã chiến đấu với Thượng Đế và đã chiến thắng.

Gia-cốp chưa bao giờ nói về tên của thiên sứ, nhưng ông được ban phước bởi Thượng Đế và vì thế ông đặt tên nơi của cuộc gặp gỡ thiêng liêng của ông là Peniel, "Gương mặt của Thượng Đế." Trong cuộc thử thách đau đớn của ông khi ông quá sợ hải về sự trả thù của người anh của ông, ông đã nài xin ân huệ và sự bảo vệ của Thượng Đế, ông bám lấy lời hứa của Thượng Đế với cha của ông Abraham và với ông để ban phước cho giòng họ ông. Thiên sứ đã làm ông bị thương trong trận vật lộn, nhưng dù với tấm lòng của ông khóc trong sự sợ hải và đùi ông la lên trong sự đau đớn, Gia-cốp không thả thiên sứ ra cho đến khi ông có được sự ban phước là thấy mặt của Thượng Đế và nhận lấy tên mới của ông từ Thượng Đế.

Phần còn lại của cuộc đời ông, ông đi với sự khập khiễng và một nụ cười.

HÃY HỌC VỀ Ý NGHĨA CỦA NỖI ĐAU KHỔ CỦA BẠN

Như một nhà Tâm Lý Học, tôi tiếp tục chạm trán sự đau khổ. Mỗi ngày người ta nói với tôi về những nỗi đau khổ của họ. Ngoài điều đó ra, giống như bạn, tôi cũng có những nỗi đau riêng của tôi và đó là gia đình và những người yêu dấu của tôi để đối diện với. Cũng như một Cơ-đốc-nhân người mà đọc Kinh Thánh mỗi ngày, tôi nghĩ nhiều về nỗi đau khổ.

Kinh Thánh có quá nhiều điều để dạy chúng ta về sự đau khổ, quá nhiều đến nổi nó khó hiểu và còn khó hơn để chịu đựng. Làm thế nào chúng ta vui mừng trong những thử thách? (Gia-cơ 1:2-4). Làm thế nào chúng ta kinh nghiệm sự bình an trong khó khăn? (Giăng 16:33). Chúng ta được ơn phước gì trong sự đau buồn? (Ma-thi-ơ 5:4). Tại sao dường như Thượng Đế xa cách khi chúng ta đau khổ nhất? (Thie-thiên 13:1). Chúng ta có quá nhiều câu hỏi bởi vì chúng ta kinh nghiệm qua nhiều sự đau khổ mà chúng ta không thể thoát khỏi nó.

Giống như Gia-cốp, chúng ta cần hiểu nguồn gốc của sự chịu đựng trước khi chúng ta có thể biết làm thế nào để kinh nghiệm ơn phước mà Thượng Đế có thể ban cho chúng ta trong giữa cơn đau của chúng ta. Nó làm một sự khác biệt lớn dù trận vật lộn đau đớn của Gia-cốp là Ê-sau đang tìm kiếm sự trả thù giết người, Thượng Đế đang phạt ông vì vài tội lỗi trong đời của ông, hay là sự thử thách mà Thượng Đế đang dùng để làm lớn mạnh đức tin của ông. Vì ông A-đam và bà Ê-và đã phạm tội và bị đuổi ra khỏi Vườn Ê-đen của mọi người, mọi tạo vật, đã bị phải chịu sự đau khổ vì tách rời khỏi Thượng Đế và sự thất vọng về ao ước cho một sự kết nối với Thượng Đế mà chúng ta không thể làm tự chúng ta. Chỉ có Thượng Đế mới có thể hàn gắn chúng ta lại với Ngài, nhờ đó mà chúng ta có thể thưởng thức được tình yêu của Ngài và sống một cuộc đời vinh hiển mà Ngài đã xây dựng cho chúng ta (Rô-ma 8:20-22).

Đặc biệt hơn, tôi tin rằng có bốn lý do tạo nên đau khổ, bốn dạng khác nhau về sự đau khổ mà chúng ta kinh nghiệm trong cuộc đời ngoài Vườn E-đen mà chúng ta đã được tạo dựng cho. Như tôi sẽ giải thích sau, việc hiểu lý do tạo nên đau khổ mà bạn đang có là quan trọng bởi vì nó thay đổi thế nào để đáp lại tốt nhất.

Tôi học được rằng có hai sự căng thẳng điện cực liên quan trong nguyên nhân của sự đau khổ. Sự căng thẳng đầu tiên liên quan tới sự điều khiển. Chúng ta kinh nghiệm sự đau khổ hoặc là bằng những sự chọn lựa của chúng ta hay là bằng những sự kiện mà xảy ra cho chúng ta bên ngoài sự chọn lựa của chúng ta. Và điện cực thứ nhì phải liên quan với đạo đức mà trong đó chúng ta có thể chịu đựng vì tội lỗi (của chúng ta hay của người nào khác) hay áp lực mà tách riêng từ những vấn đề đạo đức. Nó bao gồm như được vẽ trên cái bàn, "Bốn Lý Do Gây Ra Đau Khổ Trong Một Thế Giới Xa Cách Thượng Đế." (Dĩ nhiên, cuộc đời không luôn đặt gọn gàng trong bốn hộp này vì vậy nên nhớ rằng có sự gối lên nhau giữa những địa phận.)

Bốn Lý Do Gây Ra Đau Khổ Trong Một Thế Giới Xa Cách Thượng Đế

  Những Sự Kiện Xảy Ra Những Sự Chọn Lựa Mà Tôi Làm

Những Tội Lỗi để Tránh Hay Chuộc Lại (Sau Này)

1. Người nào đó làm tội chống lại tôi

<%=VNIFontInit()%>2. Tôi làm tội

Những Áp Lực Để Chấp Nhận hay Lựa Chọn

3. Sự mất mát hay khó khăn xảy ra

4. Tôi tự dối chính bản thân mình

1. Chúng ta kinh nghiệm sự đau khổ khi người nào đó làm tội chống lại chúng ta.

Nhiều năm về trước, một vị mục sư Cơ-đốc người mà giảng những buổi thảo luận gia đình vòng quanh đất nước đã mời tôi để phụ làm tác giả của một quyển sách với ông ta về vấn đề gia đình bởi vì tôi đã là một tác giả xuất bản và một nhà Tâm Lý Cơ-đốc-nhân. Chúng tôi đã thảo luận những ý kiến của chúng tôi về quyển sách và quyết định rằng tôi sẽ viết cuốn sách dùng tài liệu từ những buổi giảng của ông ta và việc hành nghề khuyên bảo của tôi. Nhưng sau khi tôi đã làm xong gần hết bản thảo đầu tiên , thì anh ta đã thay đổi ý kiến và quyết định rằng anh muốn chính anh viết quyển sách, mặc dù chúng tôi đã ký hợp đồng với một nhà xuất bản với nhau rồi. Dĩ nhiên, nhà xuất bản sẽ không để cho anh ta thay đổi hợp đồng, vì thế anh đã quyết định gây áp lực và làm cho tôi cảm thấy có lỗi từ bất cứ tiền bản quyền tác giả.

Tôi cảm thấy bị xúc phạm. Tôi tìm kiếm sự giúp đỡ và cung cấp tài liệu từ người cố vấn của tôi và cầu nguyện về điều này. Rồi tôi đối diện với người đàn ông này cách bình tĩnh với điều mà anh ta đang làm và nó thì không đúng thế nào. Anh ta không nhúc nhích trong sự nhất định tức giận rằng tôi phải rời khỏi, không chỉ việc viết sách, mà còn những tiền bản quyền tác giả. Tôi trở lại người cố vấn của tôi và người cầu nguyện. Tôi đã quyết định để dàn xếp bằng cách để cho anh ta nắm quyền quyết định về quyển sách và chấp nhận chỉ phân nữa những tiền bản quyền tác giả mà được đưa cho tôi. Nó đau khổ trong cách mà anh ta đã đối xử với tôi, tôi đã mất đi cơ hội để giúp viết quyển sách, và tôi đã mất vài ngàn đồng đô-la. Vì vậy tôi đã kinh nghiệm sự đau khổ từ việc làm tội chống lại tôi.

Một người sống sót loạn luân, một người vợ của một ông chồng ngoại tình, và một người đàn ông bị ngược đãi bằng lời nói bởi vợ của anh ta là những ví dụ rõ ràng về những người mà trong sự đau đớn từ sự làm tội chống lại họ. Nhiều lần trong cuộc đời bạn, bạn cũng kinh nghiệm sự đau khổ trong nhiều mức độ từ người xúc phạm bạn.

2. Chúng ta kinh nghiệm sự đau khổ khi chúng ta chọn làm việc tội lỗi.

Cách đây vài năm tôi đến những kỳ học với sự thật rằng tôi đã vu cáo một trong những người bạn học của tôi trong vài câu chuyện đàm thoại của tôi với những người bạn. Anh ta đã không biết điều này, nhưng cho đến khi nó làm đau khổ anh ta, đối với tôi, và cho dù đối với những người mà lắng nghe những sự phê bình của tôi. Tôi đã ghen tị qua sự thành công của công việc truyền giáo của anh ta và phê bình anh ta đã làm rối trí tôi từ sự giải quyết những cảm giác của chính tôi về sự thất vọng và không tương xứng. Một phần của vấn đề tôi là anh ta đã làm tôi đau khổ trước đây. Tôi cần giải quyết sự tức giận và đau khổ của tôi. Tôi đã học biết để tha thứ cho anh ta và để cầu nguyện Thượng Đế ban phước cho công việc của anhh ta và tôi đã bắt đầu tập trung nhiều về việc biểu hiện chính tôi và làm việc truyền giáo mà Thượng Đế đã ban cho tôi để làm và làm việc này với sự mãn nguyện.

Sự đau khổ mà chúng ta kinh nghiệm từ những tội lỗi của chính chúng ta thì khó hơn để nhận biết và nói về nó bởi vì chúng ta thường không muốn thừa nhận trách nhiệm của chúng ta và xấu hổ về tội lỗi của chúng ta. Và như những Cơ-đốc-nhân chúng ta chắc không muốn làm lỗi về việc xét xử và chê trách những người khác, vì vậy chúng ta có xu hướng tránh vùng này. Nhưng thường người ta đau khổ bởi vì những tội lỗi của họ hay không có trách nhiệm. Kinh Thánh dạy rằng chúng ta gặt hái từ cái mà chúng ta gieo (Ga-la-ti 6:7-10) và khi chúng ta làm tội thì Thượng Đế răn dạy chúng ta, giống như một người Cha yêu thương, để dạy chúng ta và giúp chúng ta lớn lên trong tâm linh. Ngàì có thể đem đến một sự cắn rứt trong thâm tâm của chúng ta, một sự khiển trách từ một người bạn Cơ-đốc-nhân, hay một sự khó khăn đau đớn trong những hoàn cảnh cuộc đời của chúng ta (Hê-bơ-rơ 12:4-6).

Đây là một vài thí dụ về những người chịu đựng những kết quả đau khổ vì những tội lỗi của họ: một công nhân mà bị đuổi vì thường xuyên đi làm trể, một cô gái thanh niên bị phạt vì sự ăn cắp từ mẹ của cô ta, hay một người chồng chịu đựng sự ly dị bởi vì để tránh sự xung đột mà anh đã đi trước và đã cưới cô bạn gái duyên dáng của anh ta người mà lừa gạt và không đáng tin cậy.

3. Chúng ta kinh nghiệm sự đau khổ từ những bi kịch và sự mất mát xảy ra.

Chúng ta sống trong một thế giới xa ngã và không hoàn toàn, nơi mà những sự kiện áp lực xảy ra. Gần đây, tôi đã kinh nghiệm một tai nạn đau thương. Cái thân cây hổ phách nước mà tôi đã chặt xuống cách đây hơn một năm đã nằm bên cạnh vườn của tôi. Tôi cuối cùng chán nãn khi nhìn thấy nó và quyết định chặt nó ra từng khúc để dùng cho lò sưởi của chúng tôi. Đến một lúc tôi đã cắt nữa đường của khúc gỗ và nghĩ rằng tôi có thể tiết kiệm thời gian bằng cách chặt nhanh chăm chỉ trên khúc khỗ mới đốn và chặt nó ra. Khi tôi làm xong phân nữa, thì nó văng ra và đụng tôi vào trong miệng!

Ngay liền sau đó, tôi la lên trong sự đau đớn, chạy vào trong nhà, nhìn vào trong cái kiếng trong phòng tắm và sợ hãi khi thấy máu đổ ra trong miệng tôi và răng của tôi rung rinh. Việc kế tiếp tôi đã làm là một việc sáng suốt tôi đã làm: Tôi la lớn lên, "Kristi!" Nhưng điều sau đó là những tiếng la của cái máy súng mà tôi đã không hãnh diện lắm: "Ồ, tôi quá ngu ngốc! Ngu ngốc! Ngu ngốc! Ngu ngốc! Tôi sẽ mất đi hàm răng phía trước! Tôi quá ngu ngốc thế nào! Tại sao tôi đã không lắng nghe Kristi khi cô ta nói với tôi nên quăng miếng gỗ đi?"

Vào lúc này, dĩ nhiên, Kristi chạy ra tới phòng tắm. Gác điện thoại lại mà cô ta đang nói chuyện, cô ta nhìn vào miệng tôi rồi bấm số điện thoại của nha sĩ chúng tôi. Rồi cô xoay qua tôi diệu dàng và biện hộ, "Bill, nếu chính em đã làm đau em thế này thì anh sẽ có lòng thương đối với em. Nó là một tai nạn. Anh cần phải tử tế với chính anh." Cô ta nói đúng. Nó nhắc nhở tôi để cộng tác với sự quan tâm của Thượng Đế cho tôi. Tôi rất may mắn vì vào lúc cuối cùng, bài học đó chỉ lấy mất tôi vài ngày của sự đau đớn, không tiện lợi, và vài trăm đồng, cho răng của tôi được bảo vệ.

Bạn có thể đã kinh nghiệm những hoàn cảnh đau thương tồi tệ hơn là tai nạn răng của tôi. Tôi đã kinh nghiệm. Và chúng tôi biết những người khác mà cũng đã kinh nghiệm. Một người vợ mất người chồng 55 tuổi của bà vì bệnh ông thư. Một người chồng và ba đứa con nhỏ phải mất mẹ vì một tai nạn xe hơi - không ai say rượu hay lái xe không cẩn thận; nó chỉ xảy ra. Một người đàn bà trong tuổi 50 của bà mà chưa bao giờ có cơ hội làm mẹ mặc dù bà và chồng của bà đã cố gắng, cầu nguyện, và trãi qua nhiều năm để được sự giúp đỡ cho sự cằn cỗi của họ.

Những sự đau thương mà không ai chủ ý và không trực tiếp dính líu tới tội lỗi của bất cứ ai, chỉ xảy ra trong cuộc đời bên ngoài Vườn Ê-đen. Đây không phải là Thượng Đế phạt bạn! Chúa Giê-xu đã chỉ ra rõ ràng rằng Thượng Đế cho phép những thãm kịch không xứng đáng xảy ra không phải là hình phạt vì tội lỗi, nhưng là những tác nhân của thay đổi tâm linh (Luca 13:4-5). Và Ngài cho phép những bất khả năng không xứng đáng xảy ra không phải là hình phạt, nhưng là những cơ hội để phô bày vinh hiển của Ngài (Giăng 9:1-3). Chúng ta tất cả đều trải qua những thử thách bằng cách này hay cách khác, và những điều này là những cơ hội cho sự lớn lên tâm linh (Rô-ma 5:3-5), và đó có thể là những cách mà Thượng Đế tỉa sửa chúng ta để sinh ra nhiều trái hơn và chúng ta có rồi (Giăng 15:2).

4. Chúng ta kinh nghiệm đau thương khi chúng ta chọn để từ chối chính bản thân chúng ta một ao ước.

Có một lý do thứ tư gây ra đau thương mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ tới: Sự chọn lấy đau thương. Không, tôi không nói về sự thông dâm, một cách bệnh hoạn để được sự khoái lạc từ việc làm hại chính bản thân bạn. Tôi liên kết tới người mà chọn sự đau khổ hay áp lực cho những lý do lành mạnh. Giống như gần đây, cái đêm trước khi briana, đứa con gái bảy tuổi của tôi, chạy bộ cho việc quyên tiền cho trường học của cô ta, cô đã tuyên bố, "Ba, con biết con có thể chạy hầu hết những chặn đường của bất cứ ai trong lớp học của con bởi vì con có thể đẩy qua nổi đau khổ!" Và cô đã làm. Sự quyết tâm của cô đã mang lại kết quả. Bất cứ ai tập thể dục đều có thể làm giống như vậy. Họ đè nén những bắp cơ của họ và chịu đựng sự đau đớn để được mạnh khỏe và cân đối hơn.

Chúng ta có thể làm giống như vậy cách tâm linh. Ví dụ như, năm nay tôi trở lại tập thường xuyên một kỷ luật tâm linh mà tôi đã tránh bỏ trong vài năm: sự kiêng ăn. Vài người đi không cần thức ăn vì những lý do sức khỏe hay để làm giãm cân, trong khi những điều này là những lý do có giá trị nhưng nó không phải là điều mà tôi đang làm. Tôi kiêng ăn 24 tiếng đồng hồ không có thức ăn để cảm thấy đau khổ của sự đói bụng. Tại sao? Bởi vì bất cứ khi nào tôi cảm thấy đói, tôi được nhắc nhở về sự đói sâu hơn cho Thượng Đế và tôi đi cầu nguyện, và tôi ngẫm nghĩ Kinh Thánh giống như Chúa Giê-xu nói rằng chúng ta không sống cho bánh mì thôi, mà vì Lời của Thượng Đế (Ma-thi-ơ 4:4) và rằng thức ăn của Ngài là làm công việc của Thượng Đế (Giăng 4:34). Sự kiêng ăn giúp tôi sống dựa vào Chúa Giê-xu như là Bánh Mì của Cuộc Sống (Giăng 6:35).

Sự đánh thuế cũng làm giống như vậy. Vì vậy bỏ qua những mưu cầu của thế giới hay là những ưu tiên thứ nhì gọi là tốt để bỏ vào túi điều tốt nhất, là tìm kiếm Thượng Đế với một tấm lòng hoàn toàn. Bất cứ lúc nào mà một Cơ-đốc-nhân chịu sự ngược đãi cho sự làm việc đúng hay cho sự sống như một Cơ-đốc-nhân, họ đang chọn để chịu đựng. Những hội truyền giáo là những ví dụ rõ ràng của những người chọn sự mất mát, áp lực, đau khổ, hay là sự chết vì đạo cho những lý do tâm linh.

Sự chịu đựng ngược đãi có thể bao gồm chống lại tội lỗi, nhưng nó là một dạng khác của sự đau khổ bởi vì khả năng để yêu thương của bạn thì lớn hơn nhu cầu của bạn cho công lý và có một cơ hội quan trọng cho người phạm tội chấp nhận một nhân chứng Cơ-đốc. Rõ ràng rằng, nếu tâm linh của bạn đang bị giao chiến vào một nơi của sự nhục nhã và sợ hãi, thì khi đó bạn cần sự che chở và quan tâm. Và thường thường, những người phạm tội cần được tự chủ và có trách nhiệm. Tôi tin những trường hợp này thì khác biệt hơn một sự kêu gọi cho người nào để chịu đựng sự ngược đãi vì công việc của Đấng Christ.

ĐAU KHỔ MÀ BỊ TỪ CHỐI LÀ XẤU

Nó thì tự nhiên để muốn tránh sự đau khổ. Tuy nhiên, một cách châm biếm, một khi sự đau khổ đã đến trong đời bạn rồi, để tránh nó vào lúc đó là một vấn đề. Bất cứ sự đau khổ nào mà bị từ chối hay bị gây mê, hay bị băng bó mà không được rữa sạch thì sẽ chỉ làm những sự việc tồi tệ hơn cho bạn. Nó có nghĩa là một sự cảnh cáo không được chú ý đến, một sự đau lòng không được chữa lành, một bài học không được học, và những ơn phước của sự lớn lên tâm linh và sự hiện diện của Thượng Đế bị thiếu vắng. Chúng ta hãy xem xét mỗi một trong bốn lý do gây ra đau khổ và hãy nhìn vào làm thế nào nếu chúng ta không giải quyết sự đau khổ rồi nó trở thành sự đau khổ xấu mà chẳng thực hiện việc tốt cho Thượng Đế hay những linh hồn của chúng ta.

1. Khi người nào đó làm tội lỗi chống lại bạn. Nó thì tự nhiên và có ích khi bạn bị xâm phạm để cảm thấy giận dữ và sợ hãi khi nó đang xảy ra lại và vì thế để đặt ra những biên giới để bảo vệ chính bản thân bạn khỏi sự thiệt hại thêm nữa. Nhưng thường thì chúng ta từ chối và biện hộ chống lại sự đau khổ bên trong của chúng ta, bóp nghẹt sự tức giận của chúng ta, vì thế mà nó trở thành sự chán nản hay chuyển nó chống lại chính chúng ta và cảm thấy hổ thẹn vì việc mà không phải lỗi của chúng ta. Hay là chúng ta có thể đi về hướng tột cùng và lấy chổ của nạn nhân, bị kẹt trong sựï trách mắng của người phạm lỗi và cảm thấy hối tiếc cho chính bản thân chúng ta. Rồi chúng ta trở nên oán giận và lo âu. Đây là những sự đau khổ xấu mà đem đến mục đích xấu. Chúng thật sự mở đường cho chúng ta để phạm tội lại bằng cách giống như vậy lập đi lập lại.

2. Khi bạn phạm tội. Nó thì thích hợp khi bạn phạm tội rồi cảm thấy buồn về vết thương bạn đã gây ra và để nhận thức tốt hơn sự trống vắng bên trong của bạn và dễ dàng đến sự cám dỗ. Nhưng, ở đây cũng vậy, bạn có xu hướng tránh những cảm giác đau khổ và khiêm tốn và nhận vào một sự hãnh diện, hay là hình ảnh hợp pháp ("Tôi đã làm hỏng, nhưng tôi có thể làm tốt hơn nếu tôi cố gắng nhiều hơn."), hay cho phép ("Tôi đã làm hỏng, nhưng nó không có ảnh hưởng gì nhiều, tôi có thể làm điều tôi muốn và sự việc sẽ ổn thõa.) Chúng ta cuối cùng cảm thấy tội lỗi và kết tội chính chúng ta, hay chạy đến sự thõa mãn này đến thõa mãn khác và cố gắng trốn khỏi những cảm giác tồi tệ. Đây cũng là sự đau khổ xấu mà có hại đến chúng ta và những người khác. (Ví dụ như, người mà cảm thấy tội lỗi thì thường tự-hấp-thụ và không dứt khoát vào lúc đó.)

3. Khi thảm kịch thình lình đến hay một tai nạn xảy ra. Những áp lực và đau khổ không ngờ trước đến trong cuộc sống chúng ta trong thế giới không hoàn toàn này. Bịnh tật, thương tích, và cái chết dường như bừa bãi vàtàn nhẫn. Chúng ta không muốn chấp nhận rằng thế giới của chúng ta quá không hoàn hảo, quá bí ẩn với đau khổ và những vấn đề. Để chống lại sự dễ bị đau khổ mà chúng ta có thể trở thành bi quan và chua chát trong cuộc đời hay duy tâm và mang những cặp mắt kiến màu. Cuộc đời thì chán nản hay dã dối và trống rỗng (sự buồn rầu dấu kín). Chúng ta có thể lạc đường trong nỗi tuyệt vọng và bất lực. Rút lại vào những cảm giác tiêu cực về chính bản thân bạn và thế giới của bạn là sự cuối cùng. Một sự buồn rầu giống như vậy là không tốt.

4. Thượng Đế yêu cầu tất cả chúng ta từ chối chính bản thân chúng ta. "Mang lấy thập tự giá của con và đi theo ta," Chúa Giê-xu đã thử thách chúng ta (Lu-ca 9:23-24). Thượng Đế là Đấng Sáng Tạo của chúng ta, là Đức Chúa Trời, và Ngài sở hữu chúng ta trong một cảm giác nào đó. Ngài là Quan Tòa Công Bình để được kính sợ. Đặc biệt là khi những Cơ-đốc-nhân mà chúng ta nhận biết điều này bởi vì không những Ngài đã tạo nên chúng ta, mà Ngài còn "chuộc lại" hay mua lại chúng ta khỏi nô lệ của tôi lỗi và đã "đặt chúng ta riêng biệt" để làm kho tàng đặc biệt của Ngài. Ngài là Đấng Yêu Thương của linh hồn chúng ta và khi chúng ta chuyển thành bất cứ điều gì nhưng không phải Ngài và cái mà Ngài cung cấp, chúng ta ngoại tình trong tâm linh, phản bội Ngài, thử thách sự kiên nhẫn của Ngài và khuấy động cơn giận của Ngài. Nhưng dù thế, nhiều người Cơ-đốc-nhân chúng ta dường như không thấy những sự việc cách này. Chúng ta có xu hướng thấy Thượng Đế hoặc là khắt khe và hắc búa hay mềm mõng và dễ chịu. Cách này hay cách kia, cuộc đời sẽ càng lo âu nếu chúng ta sống bằng chính sức mạnh của chúng ta cho những mục đích riêng của chính chúng ta. Chúng ta dễ dàng trở thành mòn mỏi với sự cố gắng để làm cuộc đời của chúng ta tốt hơn, theo đuổi những thỏa mãn trống rỗng, lo lắng tranh đấu cho quyền lực và thành công. Mục đích của chúng ta có thể tốt và nếu chúng không được khuyến khích bởi Thượng Đế và mang ra từ sức mạnh của Ngài rồi chúng trở thành những sự lãng trí hay thần tượng mà chiếm chổ của Thượng Đế trong tâm hồn của chúng ta. Loại cuộc sống lo lắng như vầy là sự đau khổ xấu.

HÃY HỌC ĐỂ ÔM LẤY SỰ ĐAU KHỔ CỦA BẠN CHO SỰ LỚN LÊN TRONG TÂM LINH

Hoàng tử Martinette of Grenada được kế thừa ngôi vua của Spanish vào thay đổi của thế kỷ thứ 18, nhưng bởi vì sự mưu phản nên ông đã bị kết án chung thân của sự giam riêng trong nhà tù Madrid được biết như là "Đồi Sọ". Nhà tù thì tối với những bệnh tật tràn lan, nó coi như là một án tử hình. Trên đường vào nhà tù; hoàng tử được cho một cuốn sách để đọc, đó là quyển Kinh Thánh. Sau 33 năm giam cầm, ông đã chết. Khi người ta đến để dọn dẹp nơi tù của ông, họ đã tìm thấy vài tờ ghi chú lại mà ông đã viết dùng những cây đinh để viết lên đá mềm của những bức tường trong nhà tù. Vài chú thích là: Thi-thiên 118:8 là câu ở giữa của quyển Kinh Thánh; E-xơ-ra 7:21 gồm có tất cả những chữ cái ngoại từ chữ J; và câu thứ chín của chương thứ tám của sách Ê-xơ-tê là câu dài nhất trong toàn quyển Kinh Thánh. Thay vì thành lập một quan hệ với Chúa Giê-xu Christ và dựa vào sự giúp đở của Ngài để ôm lấy thử thách đau thương, ông đã trở thành một nhà chuyên môn trong tam khoa Kinh Thánh!

Làm thế nào sự đau khổ trong nhà tù quanh co có thể là tốt? Là thế nào sự đau khổ mà bắt đầu từ điều xấu bởi vì nguồn gốc của nó là trong tội lỗi (tội lỗi của bạn hay của người nào đó chống lại bạn) lại trở thành một động lực cho điều tốt? Làm thế nào sự đau khổ bị từ chối mà chỉ làm sự việc tồi tệ hơn bằng cách tạo nên sự bực bội, tội lỗi, bi quan, hay sự lo lắng lại được biến đổi vào đau khổ tốt?

Hãy nhìn xem thế nào tất cả bốn loại đau khổ xấu có thể trở thành tốt. Giống như Gia-cốp, chúng ta có thể khám phá một phước lành trong những đau khổ của chúng ta. Nếu chúng ta kiên nhẫn, nói sự thật, và dựa vào ơn huệ của Thượng Đế (thường thường là qua Thân Thể của Đấng Christ) vượt qua thời gian.

1. Sự oán giận và lo lắng qua những vi phạm có thể được thay thế bằng sự xác nhận. Để làm một hành động tích cực hung hăng khi chúng ta đã làm tội chống đối là để trả lời với những cảm giác tự nhiên của sự tức giận và sợ hãi (những đau khổ tốt) và tiến tới để đối diện với hoàn cảnh. Kinh Thánh thường nói đến việc làm thế nào chúng ta cần xác nhận khi chúng ta phạm tội lỗi. Khi chúng ta bị thương và yếu đi, chúng ta đầu tiên cần đặt năng lượng quả quyết vào việc tìm kiếm sự an toàn ("Người khôn ngoan thấy điều tai-vạ và ẩn mình, nhưng kẻ ngu-muội cứ đi luôn tuồn và mắc phải vạ." - Châm-ngôn 22:3) và rồi cầu xin cho sự chăm sóc và giúp đở để được thỏa mãn những nhu cầu của chúng ta (Ma-thi-ơ 7:7-11). Chúng ta "lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn-thật" với nhau (Ê-phê-sô 4:15) và "hãy sửa dạy kẻ lân cận mình" để chúng ta không mắc phải tội của họ (Lê-vi-ký 19:17). Với những kẻ phạm tội, chúng ta lập ra những giới hạn trên thái độ tội lỗi của họ và giáp mặt họ với sự giúp đở của những người theo Chúa (Ma-thi-ơ 18:15-20). Và chúng ta cần tham dự vào quá trình của sự tha thứ lập đi lập lại (Ma-thi-ơ 18:21-22). Nếu thích hợp thì chúng ta có thể tìm cách để hàn gắn với những kẻ thù của chúng ta (Ma-thi-ơ 5:21-26) hay cố gắng giúp họ thay đổi (Ga-la-ti 6:1).

Tội lỗi và tự-kết-án những tội lỗi của chúng ta có thể được thay thế bằng sự buồn bã. Cảm thấy buồn khi chúng ta phạm tội (điều mà Phao-lô gọi là "sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời" trong 2 Cô-rinh-tô 7:10-11) là tốt và có ích, quá khác biệt từ sự kết án chính bản thân chúng ta và cố gắng cách hãnh diện làm tốt hơn để bù đắp cho sự sai lầm của chúng ta. Nhận biết rằng chúng ta đã làm đau khổ chính chúng ta, người khác, và Thượng Đế (Thi-thiên 51:4) có thể đưa chúng ta đến để nói rằng chúng ta lấy làm tiếc, để thấu cảm thế nào chúng ta đã làm hại người nào, và để thay đổi bởi tìm sự tha thứ và học hỏi để tôn trọng những quy luật của Thượng Đế. Thượng Đế thay đổi những tấm lòng của chúng ta để chúng ta muốn sống bằng cách phụ thuộc vào Ngài. Chúng ta khám phá tự do để làm chính thực bản thân của chúng ta (Ga-la-ti 5:1).

Sự chán nãn từ những sự khó khăn của chúng ta có thể được thay thế bằng sự đau buồn. Sự đau buồn là một nỗi đau tốt. Nó là một cách đi tới sự chữa lành mà là một phần của tất cả sự chữa về cảm xúc và quan hệ. Tấm lòng đau buồn là nói ra bằng lời về sự đau buồn của bạn với người nào mà có thể đem đến sự an ủi. Và ơn phước màở phía sau tất cả nỗi đau lòng là sự thân mật lớn hơn với Thượng Đế, một sự biết ơn sâu hơn cho Ngài và cuộc sống mà Ngài ban cho. Eugene Peterson đã chuyển dịch ơn phước nỗi tiếng của Chúa Giê-xu bằng cách này, "Phước cho người mà khi người đó mất điều mà yêu quí nhất đối với mình. Chỉ khi đó người mới được ôm lấy bởi Người mà yêu quí nhất" (Ma-thi-ơ 5:4). Nó là một sự thay đổi phảng phất, nhưng làm tất cả sự khác biệt trên thế giới nếu thay vì biệt lập trong sự chán nãn trong sự đáp lại với thãm kịch mà chúng ta cảm thấy thực tế của sự dễ giãi với những sự kiện mà chúng ta không thể điều khiển và chúng ta ôm lấy sự đau buồn của chúng ta qua những thãm kịch đau thương, tin tưởng và chủ quyền cai quản của Thượng Đế và dựa vào sự an ủi nhân từ của Ngài.

Cuộc đời lo lắng có thể được thay thế bởi sự tôn kính Thượng Đế và thèm khát Ngài. Phần của sự tôn kính Thượng Đế là cảm thấy một sự sợ hãi chắc chắn và làm kinh sợ về Người quá uy quyền và thánh thiện. "Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan" (Châm-ngôn 9:10). Sự sợ hãi tôn kính này là một sự đau lòng tốt bởi vì nó đúng và nó có thể hướng dẫn chúng ta tìm đến để làm Ngài vui lòng trên hết và để khám phá rằng tình yêu toàn diện của ngài sẽ làm tan biết sự sợ hãi của chúng ta (1 Giăng 4:18). Nhưng khi chúng ta nhìn lên Ngài chúng ta không luôn cảm thấy được yêu thương (Thi-thiên 13:1). Đặc biệt là vào những lúc có sự đau buồn, chúng ta thường mong muốn nhiều từ Ngài hơn là chúng ta có thể thấy hay nhận lấy (1 Phi-e-rơ 1:6-9). Sự thèm khát Thượng Đế của chúng ta cũng là một sự đau khổ tốt bởi vì nó đưa chúng ta về phía thân mật sâu hơn và phục vụ lớn hơn (Ma-thi-ơ 5:6). Lòng mong muốn của chúng ta để làm Thượng Đế vui lòng trên hết những việc thúc đẩy chúng ta chịu sự ngược đãi để chia xẻ Đấng Christ (Ma-thi-ơ 5:10-12). Giống như Thánh đồ Phao-lô, khi chúng ta chọn để bỏ đi "những quyền" và đặc ân của chúng ta, thì chúng ta sẽ tìm thấy Đấng Christ (Phi-líp 3:10-11) và khám phá ra rằng giống như những sự chịu đựng của Đấng Christ chãy vào trong những cuộc đời của chúng ta, và sự an ủi và sự sống lại của Ngài cũng vậy (2 Cô-rinh-tô 1:1-3).

VẬT LỘN VỚI THƯỢNG ĐẾ ĐỂ ĐƯỢC PHÚC LÀNH CỦA NGÀI

Giống như Gia-cốp, chúng ta cần vật lộn với Thượng Đế khi chúng ta ở trong đau khổ bằng cách tìm kiếm mặt của Thượng Đế trong sự đấu tranh của chúng ta và học biết tên mới mà Ngài ban cho chúng ta. Tha thứ cho những người mà làm tội chống lại chúng ta, thú nhận tội lỗi của chính chúng ta, bền chí trong những thử thách, và chọn để chịu đựng vì Đấng Christ là những, bằng nhiều cách khác nhau, cơ hội để làm sâu sắc sự thân mật của chúng ta với Thượng Đế và sống sót vì sự kêu gọi của chúng ta để phục vụ Ngài với những tài năng duy nhất của chúng ta. Đây là điều mà Kinh Thánh dạy. Nó là một loại đức tin bền vững mà những anh hùng của Kinh Thánh trong sách Hê-bơ-rơ chương 11 đã sống sót và những Cơ-đốc-nhân hôm nay, giống như nhiều người mà tôi đã khuyên bảo, cũng sống sót. Bằng cách nhận biết loại đau khổ mà chúng ta đang có và đáp lại với loại đức tin thích hợp đối với điều đang xảy ra mà chúng ta có thể khám phá sự vui mừng của Thượng Đế trong giữa sự đau khổ.

Giống như Gióp, người mà đã có gia đình và những người đầy tớ bị giết và gia tài bị lấy mất cho dù ông chẳng làm điều sai cả, khi Thượng Đế để cho chúng ta chịu đựng đau khổ bởi vì những tội lỗi của người khác mà chúng ta có thể còn trung tín với Ngài trong khi chúng ta đấu tranh để tha thứ cho những đối nghịch của chúng ta, và chữa lành và học biết trong khi chúng ta đợi chờ sự đáp lại của Thượng Đế.

Giống như David, người mà chịu đựng quá nhiều đau khổ trong gia đình của ông và vương quốc của ông bởi vì việc ngoại tình với Bathsheba và việc giết chồng bà, khi chúng ta chịu đau khổ vì chính những tội lỗi của chúng ta, chúng ta cũng có thể kêu cầu cho lòng nhân từ của Thượng Đế, tin vào Ngài để quay những cuộc đời của chúng ta lại và mang lại một sự thân mật, vui mừng, và phục vụ Cơ-đốc-nhân sâu sắc hơn mà chúng ta đã biết trước đây.

Giống như Na-ô-mi, người mà đã chịu những bi kịch không xứng đáng về việc mất chồng và hai đứa con trai của bà trước khi ôm đứa con trai của dâu bà (là tổ phụ của Chúa Giê-xu), chúng ta có thể tin tưởng rằng Thượng Đế rồi sẽ thay thế những ước mơ tan vỡ của chúng ta bằng những điều tốt hơn của một sự thân mật sâu sắc với Đức Chúa Trời yêu thương và một đức tin trưởng thành, cả hai điều này sẽ trổ hoa cho sự vĩnh viễn.

Và giống như Phao-lô, người mà chọn để đặt chính ông vào nguy hiểm của nhiều sự đánh đòn quanh co, những sự giam tù, và nhưng sự khó khăn như là một giáo hội, chúng ta có thể chọn để bỏ qua những thích thú và đặc quyền trong cuộc đời này cho những lý do đời đời, chấp nhận đau khổ để rồi nhận Đấng Christ và sống sót trong cuộc đời và sự kêu gọi mà Ngài đã ban cho chúng ta.

Nhưng chúng ta không thể làm nó một mình! Chúng ta cần sự khuyến khích và dạy dỗ của những anh hùng trong Kinh Thánh giống như những người này và tình yêu của "những sứ giả của Đấng Christ" (2 Cô-rinh-tô 5:7) trong Thân-thể của Đấng Christ. Chúng ta cần dựa vào Đấng Chăn Giữ Tốt của chúng ta người mà ở cùng chúng ta trong đồng của bóng chết dù khi chúng ta không cảm thấy Ngài. Đấng Chăn Giữ sẽ hướng dẫn chúng ta đi đúng hướng và cung cấp cho chúng ta điều mà chúng ta cần.

Bác Sĩ William Gaultiere dâng "Sự Quan Tâm Về Tâm Linh Của Cơ-đốc-nhân" như là một nhà Tâm Lý Bệnh Học và Giám Đốc Tâm Linh ở Irvine, CA. Ông cũng là Giám Đốc Điều Hành của Trung Tâm Khuyên Bảo Bệnh Tật của Mạnh Lưới Hy Vọng Mới tại Thánh Đường Pha-lê nơi mà ông đã huấn luyện hơn 1000 người về khả năng khuyên bảo cho Cơ-đốc-nhân. Ông cung cấp những bài đọc khuyến khích miễn phí về Tâm Lý, Gia Đình, và Tâm Linh Cơ-đốc-nhân và một thư điện tử hàng tháng mà bạn có thể đăng ký tại mạng lưới của ông, ChristianSoulCare.com.

Chuyển ngữ: Ngô Ngọc Di


© 2003 NewHopeNow.org. Used by permission.