Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 39

Giúp Đỡ Quá Trình Giải Sầu

[ English | Vietnamese ]

Mất một người thân yêu thật đau đớn khủng khiếp. Bạn có thể có những cảm giác đau đớn, sợ hãi, và bối rối trùm lên bạn những cơn sóng bất ngờ, không mong đợi. Bất cứ khi nào có thể được, đừng chiến đấu với những cảm xúc của bạn. Hồi phục khỏi cái chết hay một nỗi mất mát lớn (ví dụ: ly dị, vấn đề sức khỏe, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, ước mơ bị tan vỡ) là một quá trình cần thời gian và tự nhiên bao gồm xoay quanh chu kỳ những cảm giác và những phản ứng trở lại là thành phần của năm giai đoạn của nỗi đau buồn được mô tả dưới đây.

Bạn không cần ở một mình với nỗi đau buồn. Có sự giúp đỡ! Có hy vọng! Hãy nói chuyện với Thượng Đế và những người bạn tin tưởng, tìm kiếm sự an ủi và giúp đỡ, và kịp thời bạn sẽ làm lành và hồi phục nỗi đau buồn, khám phá sự thật Lời của Chúa Giê Xu, "Phước cho những kẻ than khóc, thì sẽ được an ủi" (Ma-thi-ơ 5:4)

  1. Cơn Sốc:
    Trước hết bạn có thể phản ứng với nỗi mất mát bằng cách suy xét độc lập cảm xúc, tìm thấy chính mình bình tĩnh rõ rệt hoặc tách biệt khỏi mọi cảm xúc cách kỳ lạ, và nói những điều như, "Điều này không thể xảy ra với tôi" hay "Tôi không thể tin điều này". Bạn sẽ không điên khùng, bạn đang ở trong cơn sốc. Tâm lý bạn cho bạn một cái đệm để giúp bạn hiểu thấu sự cố đau thương.
  2. Khướt Từ Mất Mát
    Cái chết và nỗi mất mát là những thực tế khó chịu mà chúng ta không muốn chấp nhận. Đây là lý do tại sao thường suy nghĩ rằng bạn nhìn thấy hay nghe thấy những người đã mất, dọn một chổ của anh ta hay cô ta tại bàn, hoặc tìm thấy chính bạn đang tìm kiếm anh ta hoặc cô ta. Tương tự, bạn có thể suy đi nghĩ lại, "Giá như mà tôi _______ hay như thế và như thế kia ______, thì lúc đó điều này sẽ không xảy ra".
  3. Cơn Giận và Tội Lỗi
    Chúng ta không thể kìm chế cái chết và nỗi mất mát, nhưng chúng ta muốn. Vì vậy, tự nhiên cảm thấy giận về điều đó một kỳ, và cố giáng lời trách móc về sự mất mát lên ai đó - chính bản thân bạn (được gọi là "tội lỗi của người sống sót"), lên một người khác, Thượng Đế, và thậm chí người đã mất. Bạn có thể hỏi đi hỏi lại, "Tại sao điều này xảy ra? Tại sao anh ta không_______? Tại sao Thượng Đế cho phép điều này xảy ra?" Bạn cũng có thể nổi giận, mất bình tĩnh, và sức chịu đựng thất vọng thấp thỏi.
  4. Thất Vọng Chán Nản
    Suốt thời gian đau buồn, bạn có thể mất lòng ham thích và khao khát sống và cảm thấy rằng bạn không thể tiếp tục sống mà không có người thân yêu của bạn. Bạn có thể vật lộn với nỗi buồn, nỗi đè nặng cảm xúc, sự nản chí, mệt mỏi và thờ ơ, khó tập trung, ăn hay ngủ qúa nhiều hoặc không đủ, thiếu vui vẻ, sự tự thương mình, và cô lập. Bạn cũng có thể có những tình cảm khác, đi từ kinh hoàng đến giảm đau.
  5. Hồi Phục
    Với thời gian, nói chuyện trong những tình cảm và kỷ niệm, và nhận sự an ủi mà bạn cần, bạn sẽ hồi phục khỏi nỗi mất mát và trở về sống một đời sống hạnh phúc và có mục đích. Nỗi đau mất mát của bạn sẽ giảm đi, thậm chí đôi khi gợi nhớ lại và tự nhiên nhớ lại. Lúc đầu, dường như có thể bất trung hay không biết làm sao đối với bạn thật sai lầm khi bạn vui vẻ mà không có người thân yêu của bạn, nhưng bạn cần đè nén qua điều này. Đây là một thời gian tìm lại chính mình và đời sống của bạn. Một thời gian để đổi mới những ham thích cũ và tình bạn của bạn và cũng bắt đầu làm mới lại những ham thích và tình bạn mới. Một thời gian hoạch định cho tương lai. Dự ïphần vào qúa trình giải sầu đó sẽ giúp bạn có thể duy trì một liên kết thương yêu vững mạnh với người thân yêu đã ra đi (hay nỗi mất mát) trong lòng bạn.

Những Lời Khuyên Giúp Bạn Với Nỗi Đau Buồn

  1. Hãy xem năm sau lần mất mát của bạn như là "kỳ đau buồn", một thời gian xoay quanh chu kỳ những ngày tháng và những kỷ niệm quan trọng và tiến hành những giai đoạn đau buồn.
  2. Hãy nhận sự giúp đỡ từ nhóm giúp hồi phục, từ Mục Sư, hay từ nhà chữa trị tâm lý.
  3. Hãy bắt đầu nói chuyện về nỗi đau của bạn lập đi lập lại với những người bạn tin cậy. (Đừng cảm thấy hối hận về chính mình hay cô lập nếu người ta dường như tránh bạn, điều này chỉ gây lúng túng không biết nói điều gì).
  4. Khi nỗi đau buồn của bạn "bị ức chế" do những quan hệ với người thân yêu của bạn (ví dụ, những ngày tháng, những nơi, những kỷ niệm, những bài hát, hơi mùi đặc biệt), thì mang nó đi theo (miễn là bạn ở nơi an toàn) bằng cách cảm nhận những cảm giác và gợi nhớ những kỷ niệm của bạn.
  5. Hãy làm sự hồi phục nỗi đau buồn dễ chịu bằng cách làm những việc như viếng thăm lại nơi phần mộ hoặc nơi mà tro tàn của người đã mất được dốc túi, lắng nghe băng ghi âm lễ tang, gợi nhớ những kỷ niệm qúa khứ và những mối quan hệ trong ký ức, và xem lại những hình ảnh cũ và vật tưởng niệm.
  6. Hãy viết và chia xẻ với người giúp một lá thư hay hàng loạt thư chia xẻ về người thân yêu của bạn và / hay xin Thượng Đế giúp bạn làm cho những cảm xúc của bạn thích nghi.
  7. Hãy cầu nguyện và đọc những thi thiên trong Kinh Thánh (ví dụ., những Thi Thiên than khóc, thi thiên 3, 7, 13, 25, 44, 74, 79, 80).

Hãy nhớ rằng Thượng Đế yêu thương bạn, và chúng tôi tại New Hope cũng vậy!



By Dr. Bill Gaultiere
Do Lê Ái Huệ chuyển ngữ

© 2001 NewHopeNow.org. Used by permission.