Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 10

Thất Bại: Không Bao Giờ Mãi Mãi

[ English | Vietnamese ]

Có tiếng rằng Abraham Lincoln đã kinh nghiệm hết thất bại này đến thất bại khác trong suốt 28 năm. Năm 1833, ông bị suy nhược thần kinh. Khi ông ra ứng cử cho chức vụ phát ngôn viên và ông đã bị thua. Năm 1848, ông bị thua cuộc tái nhiệm chức vào Quốc Hội và bị gạt bỏ chức nhân viên đất đai (land officer) vào năm 1849. Những thất bại này đã không ngăn cản ông tiếp tục tranh đấu. Năm 1854, ông bị thua trong cuộc bầu cử vào Thượng Nghị Viện. Hai năm sau ông lại bị thua trong cuộc bổ nhiệm vào chức phó tổng thống và một lần nữa thất bại trong cuộc bầu cử cho Thượng Nghị Viện năm 1858. Tuy nhiên, bất chấp mọi điều đó, năm 1860 ông đắc cử tổng thống và đi vào lịch sữ là một trong những tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ.

Rõ ràng, thành công không phải là thiếu vắng thất bại. Nó là có lòng quyết tâm không bao giờ bỏ cuộc bởi vì "kẻ bỏ cuộc không bao giờ thắng và kẻ thắng trận không bao giờ bỏ cuộc."

Hầu hết mỗi người mà đã thành đạt một cái gì có giá trị đối với đời sống của anh ta hay cô ta thì không những chỉ kinh nghiệm thất bại mà còn kinh nghiệm nó nhiều lần. Lincoln đã kinh nghiệm vô số thất bại, nhưng ông không bao giờ là một thất bại vì ông đã không bao giờ bỏ cuộc.

Walt Disney cũng vậy. Ông bị phá sản nhiều lần và bị suy nhược thần kinh trước khi ông trở nên thàønh công.

Enrico Caruso thất bại nhiều lần với những nốt nhạc cao đến nỗi thầy giáo luyện giọng của ông khuyên anh bỏ cuộc. Nhưng ông đã không. Thay vào đó, ông đã kiên trì và đã trở thành một trong những giọng hát cao của nam giới (tenors - singers with a large range of voice from very low to very high) hay nhất thế giới.

Albert Einstein and Werner von Braun cả hai đều thi rớt những lớp về toán học. Henry Ford phá sản khi ông 40 tuổi. Thầy giáo của Thomas Edison gọi ông ta là thằng dốt và sau đó ông đã thất bại 6000 lần trước khi ông hoàn hảocái bóng đèn điện đầu tiên.


Thất bại là một biến cố, không phải là một con người.


Demosthenes, nhà hùng biện Hy-lạp nỗi tiếng, đã thất bại trước khi ông ta trở nên nỗi tiếng. Cha ông chết khi ông chỉ có 7 tuổi, để lại cho ông một tài sản giàu có. Lúc 18 tuổi, bằng cách tranh luận trước công chúng, ông tìm cách để đòi lại gia sản từ một người bảo hộ không trung thực. Không may, không những ông mắc cở rụt rè mà còn bị ngăn trở về vấn đề ăn nói, điều đó đã làm ông thất bại trong việc cố gắng biện chứng chủ quyền của mình.

Không cần nghi ngờ gì, thất vọng này đã đem lại động cơ thúc đẩy ông quyết tâm kiên trì cho đến khi ông trở thành nhà hùng biện chính trị nỗi tiếng nhất của thời đại cổ xưa. Không ai biết người nào nhận lấy gia sản địa ốc của ông nhưng 2300 năm sau các sinh viên vẫn còn biết về Demosthenes.

Dù cho có tệ thế nào đi nữa hay bất kể bao nhiêu lần một người thất bại, anh ta không bao giờ là một thất bại miễn là anh chỗi dậy chỉ một lần nữa sau khi anh ta ngã xuống. Hơn nữa, như một người nhảy cao, anh ta không bao giờ khám phá được trọn vẹn tiềm năng của mình cho đến khi anh ta đạt đến điểm thất bại của mình. Như có người nói, "Nhắm thấp, không thất bại, là tội ác." Cũng hãy nhớ rằng, thất bại là một biến cố, không phải là một con người.

Thực sự nó là nỗi lo sợ thất bại, chứ không phải là thất bại chính nó, làm què hoặc người ta. Như Baudjuin đã có lần nói, "Dù cho bạn phải làm việc cật lực thể nào để được thành công, nếu tư tưởng của bạn bị tràn ngập với nỗi lo sợ phải thất bại, nó sẽ giết đi những nổ lực của bạn, trung hòa đi những cố gắng mạo hiểm của bạn, và làm cho thành công trở nên không thực hiện được."

Lincoln, người ghét sự nô lệ, đã khắc phục được nhiều thất bại của mình để cuối cùng xóa bỏ nô lệ bởi vì ông có quyết tâm, một chính nghĩa cao thượng để mà tin vào và sống cho, và một sự can đảm để đấu tranh cho chính nghĩa đó bất chấp những thất bại hay những ngăn trở. Một chính nghĩa để sống không cần phải bạo mạnh như nguyên lý của Lincoln, nhưng cần phải có ý nghĩa. Mỗi người cần một điều gì đó lớn hơn chính mình để mà sống cho nó.


Sự lo sợ bị thất bại làm què hoặc con người, chứ không phải là thất bại làm.


Thà không có mục tiêu, như đã được nói cách khôn ngoan rằng, "tốt hơn là nên thách thức những điều cường mạnh, đạt được những chiến thắng vinh hiển, thậm chí bắt ngang với thất bại, hơn là xếp hàng cùng với những tâm hồn nghèo khốn không hưởng thụ cũng không từng trải chịu đựng nhiều, bởi vì họ sống trong ánh hoàng hôn xám không biết đến chiến thắng hay thất bại."

Thật là thú vị khi biết rằng Lincoln cũng là một người đàn ông rất đau khổ và buồn rầu. Người yêu đầu tiên của ông đã chết trước khi ông có thể cưới cô ta. Và cuộc hôn nhân của ông với Mary Todd có lẽ cũng đũ để tiêu hủy bất cứ người đàn ông nào có ít can đảm và nghị lực hơn Lincoln. Tuy nhiên, các sử gia đều đồng ý rằng nếu Lincoln đã hạnh phúc trong hôn nhân, có lẽ ông ta đã không bao giờ trở thành một vị tổng thống. Ngoài những thất bại và đau khổ trong hôn nhân, ông đã có thể dâng đời mình cho một chính nghĩa vĩ đại và đáng giá.

John Wesley, vị linh mục của nhà thờ Giám-lý, là một người đàn ông đã thất bại trong hôn nhân. Ông cũng vậy đã có thể vượt lên trên những hoàn cảnh của mình để xây dựng một công trình đã giúp đở hàng triệu người khắp thế giới.

Sứ đồ Phao-lô là một người đàn ông khác có một nghị lực để chiến thắng. Mục đích của ông là rao truyền sứ điệp tình yêu và hy vọng của Chúa cho tất cả mọi người. Vì vậy mà ông đã bị bỏ tù nhiều lần, và đã đối diện với cái chết hết lần này đến lần khác. Năm lần ông đã bị đánh bởi người Do-Thái và ba lần bị đánh bằng những đòn roi vọt. Một lần bị ném đá, ba lần bị chìm tàu. Ông đã đối diện những nguy hiểm trầm trọng từ bọn cướp và băng đảng. Ông đã sống với sự mệt mỏi, đau đớn và những đêm không ngủ. Ông thường bị đói và lạnh và bị chỉ trích vì vóc dáng và lời nói kém-toàn-hảo của mình. Nhưng đã có bao giờ Phao-lô cảm thấy rằng mình là một thất bại hay rằng Thượng Đế đã bỏ ông không? Không bao giờ!

Một cách không lay chuyển, ông đã giữ mắt mình vào mục tiêu.1 Những vấn đề, những trở ngại và những thất bại dọc đường đã thêm sức cho ông trong cuộc hành trình của mình. Thái độ của Phao-lô là: "Chính Chúa, trong sự nhân từ của Ngài, đã cho chúng ta sứ mạng kỳ diệu này [là kể lại Tin-lành của Ngài cho những người khác], và vì thế chúng ta không bao giờ bỏ cuộc." 2


Những ai tin cậy vào Chúa, thì thất bại không bao giờ là mãi mãi.


Có lẽ không có cách nào tốt hơn để khắc phục những cảm giác thất bại hơn là biết Chúa muốn bạn làm gì với đời sống của mình. Ngài muốn bạn đạt được một điều gì đó có giá trị, không nhất thiết là kỳ diệu. Khi bạn sống trong chan hòa với ý Chúa, bạn có thể biết rằng bạn có Chúa bên cạnh mình và Ngài sẽ cho bạn đức tin, lòng can đảm, và nghị lực để tiếp tục.

Như Chúa nói với Giô-xuê rằng, "Ta há không có dặn ngươi sao? Hãy mạnh dạn và can đảm lên. Đừng sợ sệt; đừng chán nản, vì Chúa là Đức Chúa Trời Ngươi sẽ ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi."3

Khi nói đến đi theo Thượng Đế thì Giô-na đã thất bại cách tuyệt vọng. Ông đã một cách chống đối làm trái ngược những gì ông biết ông phải làm. Nhưng Thượng Đế có chối bỏ ông không? Không. Thượng Đế đã cho phép ông kinh nghiệm thất bại. Điều này đã làm cho ông tỉnh thức. Khi ông sẵn sàng lắng nghe, "Lời của Chúa đến với Giô-na lần thứ hai."4

Và cũng vậy đối với chúng ta. Dù bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy chúng ta thất bại, Chúa sẽ tiếp tục kêu gọi chúng ta đến với Ngài.

Nếu bạn cảm thấy bạn đã thất bại, hãy an lòng. Bây giờ là lúc cho Thượng Đế một cơ hội. "Ngài sẽ hàn gắn một con tim tan vở nếu bạn giao cho Ngài tất cả những mảnh vở." Thượng Đế kêu gọi tất cả chúng ta theo Ngài, sao không đáp ứng lời mời của Ngài và, nếu bạn đã chưa làm vậy, hãy xin Ngài ngự vào trong đời sống bạn làm Đức Chúa Trời và Đấng Cứu Rỗi của bạn? Ngài có thể biến đỗi đời sống bạn tốt hơn chính bạn có thể làm nếu bạn giao phó việc đó cho Ngài.

Những ai tin cậy vào Thượng Đế, thì thất bại sẽ không bao giờ là mãi mãi.

1. Phi-líp 3:14. 2. II Cô-rinh-tô 4:1. 3. Giô-suê 1:9, NIV. 4. Giô-na 3:1

Viết bởi Dick Innes
Chuyển ngữ: T.D.N


© 2002 ACTS International. Used by permission.