Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 28

Bạn Có Thể Làm Gì Để Cải Thiện Hôn Nhân Của Bạn

[ English | Vietnamese ]

Nhiều người mà tôi nói chuyện thì không biết một thành hôn lành mạnh như thế nào. Những gì họ nhìn thấy trong hôn nhân của ba má họ hay những gì họ kinh nghiệm trong hôn nhân riêng của họ thật thất vọng và đau đớn. Đối với họ, hôn nhân dẫn đến ly dị, ngược đãi, phản bội, xung đột liên tục, và xa lánh tình cảm.

Nếu điều này liên can đến bạn thì có thể khó để bạn tin rằng bạn có thể có một hôn nhân phát triển tốt đẹp. Nhưng một vài người thì có thể tin. Những cặp vợ chồng là những người bạn chung thủy chăm sóc và động viên lẫn nhau khi họ chia xẻ niềm hy vọng, nỗi sợ hãi, niềm vui, và nỗi buồn của họ. Đây là ý định của Thượng Đế. Và điều này tạo nên một nền tảng vững mạnh mà từ đó nuôi dạy con cái khỏe mạnh và truyền bá và hầu việc Thượng Đế cách có hiệu qủa. Tôi biết điều này có thể vì tôi đã kinh nghiệm trong hôn nhân của cá nhân tôi từ năm 1986 và tôi biết những người khác cũng có.

Dĩ nhiên, dù nếu người chồng (vợ) của bạn không phải là một người bạn giúp đỡ, thì bạn có thể tìm thấy sự thỏa nguyện và cơ hội để phát triển hôn nhân của bạn. Và nếu hôn nhân của bạn làm cho bạn thất vọng thì có những điều mà bạn có thể làm để cải thiện.

Hãy tập trung vào chính bản thân bạn không tập trung vào chồng (vợ) của bạn.

Bạn có thể làm gì cho hôn nhân của bạn? Làm sao bạn có thể tăng sự thoả nguyện trong hôn nhân của bạn và cải thiện mối quan hệ của bạn? Điều quan trọng là bạn cần lãng quên mong đợi chồng (vợ) của bạn thay đổi mà chính bản thân bạn phải tiến hành. Phát triển một hôn nhân tốt hơn là bắt đầu bản thân bạn trở nên người chồng (vợ) tốt hơn!

Tôi không nghĩ điều gì đo ùlàm tổn thương hôn nhân của bạn hơn là mong đợi chồng (vợ) của bạn làm những điều tốt đẹp hơn. Tôi thường nói với mọi người suy nghĩ cách này là dù nếu chồng hay vợ của họ thay đổi, mãi cho đến lúc chính họ làm những thay đổi cần thiết, thì họ mới cảm thấy tốt hơn về quan hệ của họ. Những người vợ thường trả lời "nhưng nếu anh ấy chỉ ÷ , thì tôi cảm thấy được yêu thương nhiều hơn". Tương tự, những người chồng nói với tôi, "nếu cô ấy ÷ , thì tôi sẽ hạnh phúc".

Loại suy nghĩ này không có hiệu quả. Đây là lý do tại sao. Bạn không thể thay đổi một ai khác. Bạn chỉ có thể thay đổi chính mình. Và cố thay đổi chồng (vợ) của bạn sẽ tăng thêm sự căng thẳng trong quan hệ của bạn và thật sự làm cho anh ta hoặc cô ta nản lòng không thể thay đổi!

Hãy suy nghĩ về điều này. Bạn không thích bị ép buộc, bị đặt để, bị yêu sách, bị kiểm soát, hay bị điều khiển. Bạn không muốn chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của ai khác. Điều đó có thể là chồng (vợ) của bạn cảm thấy như thế nào nếu bạn mong đợi anh ta hay cô ta làm cho hôn nhân tốt hơn cho bạn. Nếu chồng (vợ) của bạn chịu trách nhiệm về hạnh phúc của bạn trong hôn nhân, thì lúc đó anh ta hoặc cô ta có thể cảm thấy giận dữ, lo lắng, hoặc thất vọng và hoặc tránh xa bạn hoặc chiến đấu với bạn về điều đó.

Thay Đổi Những Nhu Cầu Thành Những Mong Muốn

Nét cơ bản là mỗi người chúng ta chịu trách nhiệm về hạnh phúc và hành vi riêng chúng ta. Dĩ nhiên, sự hy sinh, và sự chăm sóc ân cần dành cho chồng (vợ) là quan trọng đối với hôn nhân của bạn. Nhưng những ranh giới trách nhiệm cá nhân cần được duy trì và những mong đợi / nhu cầu dành cho chồng (vợ) cần được thay đổi thành những khao khát/ mong muốn.

Nếu có điều gì đó quan trọng mà muốn chồng (vợ) của bạn làm cho bạn, thì hãy hỏi. Nhưng hãy nhớ rằng bạn hỏi mà không ép buộc, cần nhận thức rằng chồng (vợ) có quyền nói "không", dù nếu điều đó làm bạn thất vọng. Thay vì nói, "Anh (em) nên ÷, thì nói là "Em (anh) muốn ÷. "Anh (em) có thể giúp em (anh) điều đó được không?" Thay vì nói, "Tại sao em (anh) không..?, thì nói, "Lần tới, có thể giúp anh (em) nếu em (anh) cố gắng ÷".

Vấn đề khác là chúng ta cần thừa nhận rằng thật khó để làm những thay đổi thật sự và lâu dài trong cách mà chúng ta quan hệ với những người khác. Để làm điều đó bạn cần được thúc đẩy. Và nếu bạn là người muốn quan hệ tốt hơn thì bạn là người được thúc đẩy! Vì vậy đừng mong đợi chồng (vợ) làm những gì mà anh ta hay cô ta không được thúc đẩy để làm. Thay vì đó, hãy tập trung năng lực vào những gì mà bạn có trách nhiệm và những gì bạn có thể kiểm soát hành vi của mình!

Sau đó khi bạn trưởng thành và thay đổi, thì hãy nói chuyện với chồng (vợ) của bạn về những gì bạn đang học hỏi. Và nêu một ví dụ cho anh ta hay cô ta học theo.

Bạn Không Thể Mất!

Cách này bạn không thể mất. Thật đáng hy vọng, chồng hay vợ của bạn sẽ đáp ứng tốt những thay đổi mà bạn làm bằng cách làm những thay đổi của chính anh ta hay cô ta. Cho dù chồng hay vợ của bạn không kết hợp và làm theo thí dụ của bạn, bạn vẫn còn trở nên tốt hơn. Trong trường hợp này, hôn nhân của bạn sẽ tốt hơn. Bất cứ sự thay đổi tích cực nào mà bạn làm và bất cứ những kỹ năng mới nào mà bạn phát triển thì sẽ hoạt động để tăng cường hạnh phúc của bạn và có hiệu qủa không những trong hôn nhân của bạn, mà còn trong những quan hệ và những hoạt động khác.

Vì vậy, ghi nhớ điều này, chúng ta hãy tiến hành sự phát triển. Tất cả chúng ta có những vấn đề mà chúng ta có thể cải thiện để trở thành người chồng hay người vợ tốt hơn. Đây là bảng liệt kê những gì tôi nghĩ là một vài đặc tính quan trọng nhất của một người chồng (vợ) lành mạnh. Tôi hạn chế bảng liệt kê này với những điều mà bạn có thể làm để cải thiện hôn nhân của bạn không kể đến chồng (vợ) của bạn tham gia để tiến hành hôn nhân của bạn.

Khi bạn đọc những điểm này, tôi mời bạn theo dõi bảng đánh giá về bản thân bạn. Hãy tránh sự xúi giục để đánh giá chồng (vợ) của bạn. Thay vì đó hãy kiểm tra những phương diện mà bạn cần tiến hành. Rồi hãy chọn hai hoặc ba phương diện để tập trung và làm việc đưa chúng vào thực hành - từng phương diện một lúc.

Những Đặc Tính của Một Người Chồng (Vợ) Tốt

  1. Hãy cầu nguyện. Hãy hỏi chồng (vợ) bạn là bạn có thể cầu nguyện cho anh ta / cô ta như thế nào. Nếu thích hợp, thì cùng cầu nguyện cho nhau và cho hôn nhân của bạn. Trong một trong hai trường hợp, hãy cầu nguyện cho hôn nhân cách riêng tư hoặc với người bạn tri kỷ.
  2. Hãy nhận sự giúp đỡ. Hãy tâm sự với những người khác mà bạn tin tưởng và tôn trọng về hôn nhân của bạn và vai trò của bạn trong hôn nhân. Hãy tìm kiếm sự ủng hộ về tình cảm và thỉnh cầu ý kiến hoàn lưu chân thành về những gì bạn cần tiến hành.
  3. Hãy khởi sự dành thời gian với chồng (vợ) của bạn. Đừng chờ đợi chồng (vợ) của bạn hẹn gặp bạn hay đặt thời gian nói chuyện với bạn. Bạn hãy tự gợi ý điều đó. Nếu chồng hay vợ của bạn cảm thấy bị ép buộc bởi điều này, thì bạn cần dịu bớt một chút và chọn những cơ hội cách cẩn thận.
  4. Hãy nói "Anh (em) xin lỗi". Hãy thừa nhận những yếu điểm và những sai trái của bạn, đặc biệt khi chúng làm tổn thương đến chồng (vợ) của bạn. Và rồi hãy tỏ lòng quan tâm đến tình cảm của chồng (vợ) của bạn và cố không lập lại điều đó nữa.
  5. Hãy tha thứ. Khi bạn bị tổn thương bởi chồng (vợ) của bạn, thì hãy rộng lượng tha thứ. Đừng giữ sự giận dữ, chúng sẽ ăn mòn bên trong lòng bạn và hôn nhân của bạn.
  6. Hãy là người lắng nghe hoạt bát. Hãy hỏi chồng (vợ) của bạn là anh ta / cô ta cảm thấy như thế nào và rồi hãy lắng nghe. Hãy lắng nghe mà không cho lời khuyên hay phản ứng tình cảm trở lại. Hãy cố gắng hiểu cuộc sống từ cách nhìn của anh ta / của cô ta. Và rồi hãy chứng minh sự hiểu biết của bạn bằng cách tóm tắt những gì bạn đang nghe.
  7. Hãy mời chồng (vợ) của bạn hiểu bạn. Thường thừơng tôi thấy những người lạm dụng cơ hội của họ được hiểu và được giúp đỡ bởi chồng (vợ) của họ vì họ đang quở trách hay nói về hành vi của người phối ngẫu của họ thay vì kỷ niệm riêng của họ. Khi có cơ hội chia xẻ, hãy nói những cảm xúc (những kỷ niệm và nhu cầu). Đừng tranh cãi về những gì thực sự xảy ra. Đừng phân tích hành vi, cảm xúc, hay động cơ của chồng (vợ) của bạn. Hãy nói chuyện về những cảm xúc, nói "những lời của mình" và đừng nói "những lời của người chồng (vợ)".
  8. Hãy tôn trọng những ranh giới của chồng (vợ) của bạn. Nếu anh ta / cô ta nói, "anh (em) không thể nói chuyện bây giờ" hay "Điều đó làm anh (em) bị tổn thương khi em (anh) phê bình anh (em). Làm ơn đừng." rồi bạn cần phải tôn trọng điều đó. Đừng cố gắng kiểm soát hành vi của người phối ngẫu của bạn. Bạn có trách nhiệm về hành vi của bạn và điều đo ùđủ để bạn xoay xở!
  9. Hãy vạch ra những ranh giới. Hãy thừa nhận những hạn chế của bạn về thời gian, năng lực và khả năng của bạn. Hãy cho những gì bạn có thể làm cho chồng (vợ) của bạn, nhưng cũng hãy tự bảo trọng. Và bằng mọi cách, đừng cam chịu bị lạm dụng, bị nổi giận, bị phản bội, bị đối xử tệ, hoặc bị điều khiển lập đi lập lại. Bạn nên được trọng đãi. Nếu không, thì lúc đó bạn cần vạch ra những ranh giới để tự vệ và đáp ứng nhu cầu.
  10. Hãy làm việc để cải thiện những yếu điểm riêng của bạn. Những người có cá tính mạnh mà tôi biết thì nhận biết những lỗi sai của họ và làm việc để tự cải thiện. Họ học từ ý kiến lưu hoàn về chính bản thân họ điều mà họ nhận từ những người khác và đầu tư cho sự phát triển của họ. Có lẽ nhiều hơn bất cứ quan hệ nào khác, hôn nhân khiến chúng ta nhận biết những vấn đề riêng tư của chúng ta mà chúng ta cần tiến hành. Hãy chấp nhận điều này như là một cơ hội để phát triển cá nhân.
  11. Hãy cân nhắc những yếu điểm của chồng (vợ) của bạn. Trong các hôn nhân gặp rắc rối, những cặp vợ chồng phê bình lỗi sai của nhau, liên tục mong chờ lẫn nhau trở nên khác hơn là mình. Trái lại, trong những hôn nhân trưởng thành, những cặp vợ chồng đền bù những yếu điểm của nhau bằng cách tham dự vào và làm việc xung quanh những yếu điểm đó. Hãy tặng cho chồng (vợ) bạn một ân huệ!
  12. Hãy khẳng định những điểm mạnh của chồng (vợ) của bạn. Hãy phát biểu lời khâm phục và đánh giá cao những đức tính và đóng góp mà anh ta hay cô ta làm. Điều này quan trọng y hệt như những điều nhỏ lặt vặt như, "Cám ơn vì anh đi bỏ rác" cũng như những việc to lớn như "Anh (em) khâm phục em (anh) như bậc cha (mẹ). Anh (em) thật sự đặt mình vào việc trông nom con cái của chúng ta". Lời đánh giá cao đặc biệt có giá trị nếu nó liên quan trực tiếp đến hôn nhân của bạn. Ví dụ như, người vợ nói với chồng của cô, "Điều đó có ý nghĩa nhiều đối với em khi anh mất thì giờ lắng nghe em nói tối qua trước khi chúng ta đi ngủ. Cám ơn anh".
  13. Hãy nói chuyện tích cực về chồng (vợ) của bạn cho những người khác. Thường thường, khi tôi nói chuyện với những người có rắc rối trong hôn nhân thì tôi phát hiện rằng họ có thói quen nói xấu về chồng hay vợ cho gia đình hay bạn bè của họ, đôi khi thậm chí trước mặt anh ta hoặc cô ta. Những người mà tôi biết có hôn nhân tốt đẹp thì không bao giờ làm điều này! Nếu họ có vấn đề với chồng (vợ) của họ, thì họ nói chuyện với anh ta hay cô ta về điều đó hoặc họ nói chuyện với một người đáng tin cậy. Và khi họ nói về những vấn đề hôn nhân của họ, thì họ làm như vậy mà không quở trách chồng (vợ) của họ. Họ nhận trách nhiệm vì vai trò của họ trong vấn đề và thú nhận có phản ứng như đang dưới sự kiểm soát.
  14. Hãy đáp ứng những nhu cầu của chồng vợ của bạn. Điều gì quan trọng đối với chồng (vợ) của bạn thì có thể khác với những điều quan trong đối với bạn. Người ta cảm thấy được yêu trong những cách khác nhau. Chia xẻ tình cảm, được đánh giá cao, những thời gian đặc biệt với nhau, âu yếm, vấn đề sinh lý, những món qùa ân cần, và chia xẻ những hoạt động là một vài ví dụ. Hãy hiểu biết ngôn ngữ thương yêu của chồng (vợ) của bạn và hãy nhớ sử dụng nó thường xuyên.
  15. Hãy biểu lộ lòng quan tâm vào những gì quan trọng đối với chồng (vợ) của bạn. Hãy nói chuyện với chồng (vợ) của bạn về những điều mà anh ta hay cô ta ưa thích hay quan tâm. Những câu hỏi như "Anh (em) thưởng thức bữa ăn trưa với bạn hôm nay như thế nào?" hoặc "Kế hoạch của anh (em) diễn tiến như thế nào?" chứng tỏ rằng bạn chăm sóc.
  16. Hãy tử tế. Lời khuyên này có thể là cuối cùng trong bảng liệt kê, nhưng chắc không kém phần quan trọng. Lòng tử tế tiếp diễn theo những cách tạo nên lòng nồng nhiệt và những tình cảm tích cực trong một mối quan hệ. Mỗi ngày có những cơ hội cho những cử chỉ giản dị và tử tế chứng tỏ bạn chăm sóc. Một lời khen, một cái ôm, một lời ghi chú, hay một ân huệ chỉ mất một giây lát, tuy nhiên chúng có thể làm cho chồng (vợ) và hôn nhân của bạn hạnh phúc.


By Dr. Bill Gaultiere
Do Lê Ái Huệ chuyển ngữ

© 2001 NewHopeNow.org. Used by permission.