Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 17

Sống Lại Sau Lần Ly Dị

[ English | Vietnamese ]

Như cơn gió bấc lạnh tê tái, tờ ghi chú của Roger làm đau nhói và cắt đứt lòng của Ruth.

Từ vẻ bên ngoài, hôn nhân của Roger và Ruth dường như rất hạnh phúc và bảo đảm.

Tuy nhiên, một buổi chiều nọ, sau cuộc hẹn gặp ăn trưa cùng Roger, khi Ruth trở về nhà, thì cô thấy tờ ghi chú trên chiếc gối của cô. Nội dung như sau: "Ruth yêu dấu, em là người vợ và người mẹ tuyệt vời. Anh không bao giờ có thể đòi hỏi thêm điều gì nữa." Sau nhiều lời khen tụng văn-hoa, Roger tiếp tục, "Nhưng anh yêu một phụ nữ khác. Anh rời khỏi nhà. Chẳng bao lâu, em sẽ nghe tin từ luật sự của anh.

Ruth sửng sốt. Phải mất nhiều ngày để vượt qua cơn khủng hoảng trước khi cô thậm chí có thể kêu khóc. Cô đã van xin Roger về nhà, nhưng lời cầu xin của cô bị từ chối. Roger để lại cho cô những giấy tờ ly dị, những ước mơ tan vỡ và tấm lòng tan nát.

Thật đáng buồn, câu chuyện của Ruth vẫn lập đi lập lại nhiều lần mỗi ngày. Ở Hoa Kỳ, cứ bốn hôn nhân có hai vụ ly dị. Và khi chuyển sang một thế kỷ này, nửa số dân người lớn sẽ sống cô đơn. Ở những nước Phương Tây khác, cũng có tỉ lệ ly dị cao.

Ly dị là một trong những kinh nghiệm đau đớn nhất mà gia đình có thể kinh nghiệm qua. Đó không những là cái chết của một hôn nhân, mà còn là cái chết của những ước mơ, hy vọng, và có thể là đau đớn hơn cái chết về thể xác mà ít nhất nó đến điểm cuối cùng.


Phải mất sáu tuần lễ để chữa lành một cánh tay bị gãy. Những tấm lòng tan nát thì mất nhiều thì giờ hơn.


Tuy nhiên, một điều mà chúng ta chắc chắn rằng cho dù Thượng Đế không thích ly dị (cũng như mọi điều khác hại đến con người), thì Ngài vẫn yêu thương những người và những gia đình bị ly dị, và muốn họ được chữa lành và trở nên trọn lành. Quá trình chữa lành hay hồi phục có thể không dễ dàng nhưng chắc chắn rằng nó sẽ liên quan tới thung lũng của đau thương. Vì vậy, nếu chúng ta kinh nghiệm qua thảm kịch ly dị, làm sao chúng ta có thể hồi phục, trải qua vụ ly dị, và cho phép nó khiến chúng ta trở nên những người lành mạnh hơn nhiều?

Trước hết, hãy thừa nhận sự mất mát. Sau lần sốc đầu tiên, thì dễ bị lôi cuốn vào sự từ chối hoặc là từ chối đương đầu với thực tế và những gì đã xảy ra hoặc chôn cất những cảm giác bị tổn thương, giận dữ, và đau buồn. Vì vậy, bước đầu tiên trong qúa trình hồi phục là đương đầu thực tế của tình huống và thật sự chân thành với cách chúng ta cảm nhận.

Điều thứ hai, hãy chấp nhận nỗi đau như là bình thường. Nỗi đau là cách tự nhiên nói với chúng ta điều gì đó bị đổ vỡ và cần chắp nối. Cánh tay bị gãy hay tấm lòng tan nát, thì nỗi đau cần thôi thúc chúng ta nhận sự giúp đỡ mà chúng ta cần chữa lành và tự chăm sóc thích hợp.

Điều thứ ba, cũng hãy nhận thức rằng điều này sẽ qua đi. Với ly dị thật dễ cảm thấy rằng cuộc sống trôi đi và chúng ta sẽ không bao giờ yêu trở lại. Tuy nhiên, nếu chúng ta vượt qua quá trình hồi phục, thì nỗi đau sẽ trôi qua và chúng ta có thể trở nên những con người lành mạnh hơn và trưởng thành hơn.

Điều thứ tư, đừng tàn phá nỗi đau của bạn, hãy đầu tư vào nỗi đau. Cách tốt nhất mà chúng ta có thể đầu tư vào nỗi đau của chúng ta là sử dụng nó để thúc đẩy chúng ta trưởng thành và trở nên những người tốt hơn, và sau đó giúp đỡ những người khác đang trải qua cuộc ly dị và giúp họ nhìn thấy rằng họ cũng có thể sống sót và trở thành những người hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn.

Điều thứ năm, hãy tự cho bạn thời gian để chữa lành. Một cánh tay bị gãy mất sáu tuần lễ để chữa lành. Những tấm lòng tan nát mất nhiều thời gian hơn, nhưng không phải là mãi mãi. Khi chúng ta vượt qua những bước hồi phục, thì chúng ta sẽ lành. Đối với vài người có thể mất một năm hoặc nhiều hơn. Nhưng nếu chúng ta vẫn không giải quyết nỗi đau của chúng ta sau hai năm, thì những cơ hội đến là chúng ta chưa đối diện hoặc giải quyết những tình cảm của chúng ta và điều đó khiến chúng ta bị bế tắc. Nếu đây là trường hợp của bạn, tôi gợi ý bạn nên nhận cố vấn chuyên nghiệp để giúp bạn vượt qua nỗi mất mát và qúa trình hồi phục của bạn.

Điều thứ sáu, hãy giải sầu ngay bây giờ. Với tất cả nỗi mất mát, có nhiều thứ cảm giác như là tổn thương, giận dữ, có tội, và quá đau buồn-- mà tất cả đều cần được diễn tả cách có sáng tạo nếu không chúng sẽ diễn ra mang tính cách hủy hoại. Hãy tìm một người đáng tín nhiệm để chia xẻ dù nếu đó phải là người cố vấn chuyên nghiệp. Nếu chúng ta đặt những bức tường xung quanh những cảm xúc tiêu cực của chúng ta thì chúng ta cũng gây trở ngại những cảm xúc tích cực của chúng ta. Một phần quan trọng trong quá trình chữa lành là khóc và thậm chí khóc lóc kể lể nỗi đau buồn của chúng ta. Như Chúa Giê Xu nói, "Phước cho những kẻ than khóc, vì sẽ được yên ủi". 1

Điều thứ bảy, hãy tha thứ để được tự do. Không tha thứ khiến chúng ta bị trói buộc với qúa khứ nhưng để có thể tha thứ thành thật, chúng ta cần giải quyết và từ bỏ tất cả những cảm xúc bị tổn thương, giận dữ và đau buồn tiêu cực của chúng ta. Nếu chúng ta không làm điều này, chúng ta sẽ mang lấy những cảm xúc tiêu cực của chúng ta vào những mối quan hệ gần gủi của chúng ta trong tương lai.

Điều thứ tám, hãy buông tha quá khứ. Tôi làm việc với những người bị ly dị cách đây 20 năm mà họ vẫn còn lòng vòng trong tưởng tượng rằng người chồng (vợ) cũ sẽ trở lại--cho dù họ đã tái hôn. Chúng ta cần vượt qua nỗi đau của chúng ta, rồi buông tha nó. Điều đó giúp chúng ta trao phó những thất bại cho Thượng Đế, xin Ngài tha thứ vì vai trò của chúng ta trong sự đổ vỡ hôn nhân, hãy nhận lấy điều đó bằng đức tin và rồi tự tha thứ. Rồi để lại điều đó cho Thượng Đế và tiếp tục cuộc sống.

Điều thứ chín, hãy bảo vệ chống lại những phản ứng trở lại. Lao vào mối quan hệ lãng mạng khác quá sớm có thể khiến chúng ta tránh đối diện với nỗi đau vì đổ vỡ hôn nhân và rồi sau đó, nếu chúng ta lập gia đình trước khi giải quyết quá khứ của chúng ta, thì chúng ta chỉ có thể lập lại điều đó.


Nếu chúng ta lập gia đình trước khi giải quyết quá khứ của chúng ta, thì chúng ta chỉ có thể lập lại điều đó.


Điều thứ mười, hãy gia nhập vào nhóm giúp đỡ. Không ai trong chúng ta có thể làm điều này một mình. Chúng ta đã không được đặc trong ý đó. Chúng ta cần liên kết với những người đáng tin cậy, giúp đỡ, chấp nhận và không xét đoán. Chúng ta bị tổn thương trong những mối quan hệ đầy đau thương, và được chữa lành trong những mối quan hệ lành mạnh. Kinh Thánh có chép, "Đức Chúa Trời làm cho kẻ cô độc có nhà ở" 2. Ngài làm điều này qua những người khác và điều gần gủi nhất mà chúng ta có thể đến với một gia đình là một nhóm giúp đỡ nhỏ và nhóm giúp hồi phục.

Điều thứ mười một, hãy nhận ra rằng thất bại không bao giờ kết thúc và sự thất bại thật chính là không đứng dậy một lần khi chúng ta ngã xuống.

Điều thứ mười hai, hãy kêu xin Thượng Đế giúp đỡ. Bất cứ thất bại nào hay vụ ly dị nào có thể là "sự đánh thức của Thượng Đế" để chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng chúng ta cần hồi phục và trưởng thành. Đặc biệt là hãy cầu nguyện rằng Thượng Đế sẽ tỏ cho bạn thấy lẽ thật về những gì bạn góp phần vào sự đổ vỡ hôn nhân và tại sao bạn bị lối cuốn vào người mà bạn lập gia đình lần thứ nhất. Điều nguy hiểm là những gì chúng ta không giải quyết là chúng ta có khuynh hướng lập lại.

Hãy nhớ rằng cho dù bạn làm hay không làm điều gì, Thượng Đế vẫn yêu thương bạn và muốn bạn trở nên hoàn thiện. Như Lời Ngài có chép,

"Hỡi anh em, hãy coi sự thử tháchtrăm bề thoạt đến cho anh em như là đều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào". 3

Với sự giúp đỡ của Thượng Đế, sự giúp đỡ của những người bạn đáng tín nhiệm, và vượt qua qúa trình hồi phục, bạn sẽ thấy lành khỏi vết tổn thương và có tầm thước lớn hơn về sự trọn lành và sự dồi dào tinh thần.

1. Mathiơ. 5:4 NIV; 2. Thi Thiên. 68: 6, NIV; 3. Gia cơ. 1: 2-4, NIV.


Tác Giả: Dick Innes
Do Lê Ái Huệ chuyển ngữ

© 2001-2002 ACTS International. Used by permission.