Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 108

Làm Thế Nào Tôi Có Thể Tìm Thấy Sự Bình An?

Viết bởi Amber Penney

[ English | Vietnamese ]

Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ (Ga-la-ti 5:22-23)

Có rất nhiều việc mà có thể ngăn cản chúng ta tận hưởng sự bình an - áp lực từ trường học, tiền bạc, bạn bè, tương lai, xung đột với cha mẹ. Bất cứ một trong những điều này có thể đưa chúng ta đến hoảng sợ và tâm trạng thất vọng, mà để chúng ta đến sự mong muốn được thoát khỏi và tự do. Thật tạ ơn Chúa, không phải chỉ có chúng ta mới là những người khao khát được sự bình an. Thượng Đế cũng muốn ban nó cho chúng ta nữa.

Sự Bình An với Thượng Đế
Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài. (Ê-sai 26:3)

Nó có nghĩa là gì khi tin Thượng Đế giống như vậy? Làm thế nào để bạn có thể chắc chắn tin vào Ngài bất cứ điều gì xảy ra, bạn sẽ bị không rơi vào hoảng sợ?

Điều trước hết, để có thể tin được bất cứ người nào thì bạn phải biết họ. Bạn phải thấy bằng chứng mà chúng có thể, thực sự, là tin được. Điều đó có thể không đơn giản khi nó liên quan đến Thượng Đế. Ngài có thể xuất hiện mà không thể với tới được. Nhưng sự thật là, Ngài muốn bạn biết Ngài và Ngài mong muốn bạn tin vào Ngài. Đó là tại sao Ngài đã đưa đến một kế hoạch lớn cho quá trình này.

Thượng Đế đã ban Con của Ngài là Chúa Giê-xu xuống Trần Gian để sự ngăn cách giữa chúng ta và Thượng Đế được phá vỡ. Sự ngăn cách là tội lỗi của chúng ta, mà căn bản đã làm chúng ta thành những kẻ thù của Thượng Đế. Nhưng sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá đã giải quyết dấu nợ bởi vì Ngài đã nhận hình phạt mà chúng ta phải chịu cho tội lỗi của chúng ta. Đức tin trong Chúa Giê-xu và điều mà Ngài đã làm cho chúng ta là chìa khóa mở cửa đến sự bình an và một mối quan hệ với Thượng Đế. Rồi sau đó sự hiểu biết của chúng ta về Ngài sẽ lớn lên khi chúng ta đọc Lời Ngài và nói chuyện với Ngài qua sự cầu nguyện. Đó là thế nào chúng ta bắt đầu để thấy rằng Ngài thật sự muốn điều mà tốt nhất cho chúng ta. Và đến khi chúng ta càng trở nên tin được điều đó nhiều hơn, thì chúng ta càng khó bị lung lay hơn - và đó là sự bình an của chúng ta.

Còn Bạn Thì Sao?

  1. Những điều gì mà làm cho bạn khó tin vào Thượng Đế?
  2. Hãy đến hỏi những Cơ Đốc Nhân lâu năm để cho bạn vài ví dụ về họ học để tin vào Thượng Đế thế nào. Hãy viết chúng xuống. Rồi nghĩ ra vài điều của chính bạn.
  3. Hãy hỏi Thượng Đế để giúp bạn tin vào Ngài để dù bất cứ điều gì xảy ra bạn sẽ luôn bình an.

Bình An với Những Người Khác
Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người. (Rô-ma 12:18)

Dĩ nhiên, có những người trong cuộc đời bạn mà chỉ nhồi nhét bạn sai lầm. Có thể nó là chuyện nhỏ như là cách mà chị của bạn ăn ngũ-cốc (cereal) của cô ta vào buổi sáng hay là nghiêm trọng như kẻ bắt nạt ở trường học chế giễu bạn tại tủ đựng đồ của bạn. Những người mà làm hại bạn có thể dễ dàng làm rối loạn sự bình an của bạn nếu bạn để cho họ làm điều đó. Như vậy thì cách giải quyết là gì?

Với những thứ giống như những thói quen quấy rầy của người anh chị em ruột của bạn, thì một trong những bước đầu tiên là nhận biết căn nguyên của sự khó chịu. Tại sao nó lại làm phiền bạn khi bạn nghe sự nhai những Froot Loops của cô ta? Hay là tại sao bạn lại lo lắng quá nhiều về việc anh của bạn đã mượn cái đĩa hát của bạn?

Hãy xem những từ này từ sách Phi-líp 2:3-4: " nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa." Khi bạn chỉ trích cái cách mà chị của bạn ăn, có phải là bởi vì bạn nghĩ rằng bạn tốt hơn cô ta không? Khi bạn không muốn cho anh của bạn mượng một cái đĩa hát, những quyền lợi của ai mà bạn quan tâm nhất?

Đối với những người bắt nạt và những người khó khăn khác trong cuộc đời của bạn, thì những câu Kinh Thánh đó cũng có thể áp dụng. Thật vậy, họ thích hợp với điều mà thánh đồ Phao-lô đã nói trong Rô-ma 12:17-21. Thông điệp căn bản của ông nói rằng bạn không thể điều khiển điều mà những người khác làm, nhưng bạn có thể điều khiển được cách mà bạn đáp ứng lại. Nếu người nào đó không tốt với bạn, thì câu trả lời là không thể không tốt với họ. Trên thực tế, Phao-lô gợi ý là trội hơn họ với sự nhân từ (xem câu 20).

Dĩ nhiên là không có điều nào là có thể làm nếu dựa vào chính bạn. Không có tình yêu và ân điển đến từ Đấng Christ, thì trước tiên chúng ta luôn cẩn thận chính bản thân chúng ta. Nhưng như chúng ta học biết điều mà Chúa Giê-xu đã làm cho chúng ta khi chúng ta không xứng đáng nó, chúng ta có thể tìm động cơ thúc đẩy và sức mạnh để làm giống như vậy cho những người khác.

Còn Bạn Thì Sao?

  1. Điều gì là khó nhất để có thể sống bình an với những người khác?
  2. Hãy nghĩ về một hoàn cảnh mà trong đó bạn là người mà khó có thể người khác sống hòa thuận với? Bạn có thể đáp ứng khác thể nào trong tương lai?
  3. Hãy cầu nguyện Thượng Đế giúp bạn yêu thương những người khác trong con đường mà xúc tiến sự bình an.

Bình An Bên Trong
Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ. (Phi-líp 4:6-7)

Sự lo lắng có thể là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự bình an của chúng ta. Thật ngạc nhiên thế nào về sự không chắc chắn của tương lai - hoặc là đang băn khoăn về bài kiểm tra hóa học ngày mai hay là đang muốn biết trường học nào bạn sẽ vào - có thể làm cho chúng ta mệt mõi và ngăn cản chúng ta khỏi sự hưởng thụ cuộc sốn hôm nay. Đó không phải là điều Thượng Đế muốn ban cho chúng ta. Vì thế Ngài đã cho chúng ta một cách giải quyết: hãy cầu nguyện.

Khi bạn tìm thấy chính bạn bắt đầu lo lắng, hãy nói chuyện với Thượng Đế về nó. Không có việc gì mà quá nhỏ hay không quan trọng. (Đôi khi những chuyện nhỏ đó thật sự có thể làm bực mình chúng ta.) Như 1 Phi-e-rơ 5:7 nói, "hãy trao" những lo lắng của bạn cho Thượng Đế. Nó còn có thể giúp để hình dung chính bản thân bạn đang đứng bên bờ hồ. Trong đôi tay bạn là một hòn đá mà hầu như quá nặng để nâng lên. Hòn đá tượng trưng cho những lo lắng của bạn. Bây giờ "hãy trao" hòn đá nặng vào hồ và để cho nó chìm mất dạng - hãy để cho những lo lắng của bạn rơi sâu xuống đáy xa dưới đó.

Khi bạn tiếp tục đem những lo lắng của bạn tới Thượng Đế, Ngài sẽ tràn đầy bạn với sự bình an. Ngài sẽ chỉ cho bạn thấy rằng bạn có thể đặt sự tin tưởng vào Ngài và có thể hy vọng nơi Ngài sẽ lo lắng hết cho bạn. Việc nhận biết sự thật này sẽ trở thành "người cận vệ" chống lại sự lo lắng.

Còn Bạn Thì Sao?

  1. Những điều gì làm cho bạn lo lắng?
  2. Hãy làm một danh sách của những sự lo sợ của bạn. Bên cạnh từng lo sợ, viết xuống một vài lý do tại sao bạn không nên cho phép nó làm bạn lo lắng.
  3. Hãy cầu nguyện từng cái trên danh sách của bạn. Khi bạn đã làm xong, cuộn danh sách lại và quăng nó đi - như là một dấu hiệu của sự quăng đi những lo lắng của bạn. Nếu bất cứ những điều trên danh sách của bạn bắt đầu lo lắng bạn trở lại, ngay-lập-tức đem sự lo lắng vào lời cầu nguyện.

Thực Hành Sự Bình An
Thêm những câu Kinh Thánh để đọc và nghiên cứu thêm

Thi-thiên 34:14 - Cố gắng vì nó
Thi-thiên 37:1-11 - Đừng lo lắng; chỉ tin
Thi-thiên 119:165 - Hãy yêu những điều răn của Thượng Đế
Châm Ngôn 14:30 - Hãy tránh sự ghen tị
Châm Ngôn 16:7 - Hãy tìm đến làm hài lòng Thượng Đế
Ê-sai 32:17 - Theo đuổi sự công bình
Ê-sai 54:10 - Hãy tin vào lời hứa của Thượng Đế
Giăng 16:33 - Hãy tìm sự bình an trong Chúa Giê-xu
Ê-phê-sô 3:14 - Hãy đặt niềm hy vọng của bạn vào Đấng Christ
Cô-lô-se 3:15 - Hãy để sự bình an nắm quyền
Hê-bơ-rơ 12:14 - Hãy làm một người mang đến bình an
Gia-cơ 3:17 - Hãy tìm sự khôn ngoan trên thiên đàng

Hãy Thử Điều Này!
Viết mỗi thông điệp trong một cuốn nhật ký hay sổ tay. Ở đây là vài ý kiến để giúp bạn bắt đầu:

  1. Thông điệp này nói về gì về sự bình an? Làm thế nào nó giúp bạn kinh nghiệm thêm sự bình an? Làm thế nào nó giúp bạn thực hành sự bình an khi đối diện với những người khác?
  2. Vài câu hỏi nào mà bạn có về thông điệp này? Hãy viết xuống những câu trả lời của chính bạn, rồi hỏi một bạn Cơ Đốc Nhân hay người hướng dẫn thanh niên của bạn xem họ trả lời thế nào. Hãy viết xuống những câu trả lời của họ nữa.
  3. Hãy viết xuống một bài thơ, một bài hát hay một lời cầu nguyện mà diễn tả những cảm giác của bạn về thông điệp này.
  4. Dùng những lời khuyến khích trên những trang này như là một dạng mẫu, hãy viết xuống khuyến khích của chính bạn dựa trên thông điệp.

Copyright © 2002 by the author or Christianity Today International/Campus Life magazine.

Chuyển ngữ: Tiểu Minh Ngọc


© 2004 - 2005ChristianityToday. Used by permission.