Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 520

Một Hệ Thống Miễn Nhiễm Của Cơ-Đốc Nhân

Thiên Chúa cũng có một hệ thống phòng thủ, một hệ thống miễn nhiễm được thiết kế để bảo vệ chúng ta từ những "sự xâm lăng" bên ngoài vào đời sống tâm linh như tài chánh thiếu hụt, các quan hệ đình chỉ, nghề nghiệp gián đoạn, những vấn đề gia đình, các tai nạn, chán nản, cô đơn, và bệnh tật. Khi chúng xâm phạm Cơ-đốc nhân, chúng ta thường nghe thấy,"Tại sao những điều xấu lại xảy đến cho người của Thiên Chúa?" Nếu các anh hùng đức tin của chúng ta đã chịu lấn ép bởi các kiểm soát, cám dỗ, thử nghiệm, và rắc rối như đã nói trong sách Hê-bơ-rơ 11, thì nói gì về chúng ta? Và tại sao Đức Chúa Trời đã không giữ cho Con Ngài khỏi phải trải qua những rắc rối –"Dù Ngài là Con, Ngài đã học vâng lời bằng những điều khiến Ngài chịu đau đớn" (Hê-bơ-rơ 5:8). Để tìm ra những lý do, chúng ta khám phá được năm điều trong hệ thống miễn nhiễm của Thiên Chúa chống lại mọi vấn đề dù nhỏ li ty hoặc to lớn.

Trước hết, các xâm phạm đem đến các cơ hội lớn lao. Nhiều người của Đức Chúa Trời đã viết những sách từ trong nhà tù hay nơi lưu đày như sứ đồ Phao-lồ, các tu-sĩ Bunyan, Luther, hay Bonhoeffer. Vấn nạn trình ra cơ hội cho ai ôm lấy nó. Thư nhì, các lấn áp từ ngoài thăng tiến sự chín mùi tâm linh. Đau đớn chính là điều mang lại sự trưởng thành tâm linh. Trong đau đớn nghiêm trọng, chúng ta đi đến tận cùng của khả năng cá nhân mình. Chúng ta buộc phải kêu khóc với Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao việc để cho con em của chúng ta trải qua các khó khăn là quan trọng, và đó là tại sao Thiên Chúa đã cho phép chúng. Thứ ba, các ngoại phạm chứng minh tính kiên định. Một số người nói, "Nhưng hoàn cảnh làm tôi ra thế này." Không, hoàn cảnh chỉ ra cách bạn đã có. Bà vợ đã nói với ông Gióp, trong lúc ông đang ngồi trên một đống tro, mình đầy mụn nhọt, rằng tại sao ông vẫn cố giữ lòng kiên định của mình (Gióp 2:9). Bởi vì tính không dao động là một sự sở hữu không đau đớn nào có thể tước đoạt và chỉ đau đớn mới có thể tỏ lộ nó. Thứ tư, vấn đề hãm áp từ ngoài sản xuất tính tùy thuộc. Khi Giô-sép thấy mình bị giam trong nhà tù ở Ai Cập một cách bất công, Chúa đã ở cùng ông. Vua David đã nói với con trai của mình là Sa-lô-môn, "Chúa là Đức Chúa Trời sẽ ở với con. Ngài sẽ không lìa xa con và cũng không bỏ con" (1 Sử-ký 28:20). Thiên Chúa vẫn luôn luôn ở cùng chúng ta, trong bình an cũng như lúc rắc rối. Khó khăn khiến chúng ta thích ứng lòng tuỳ thuộc của mình nơi sự khả tín của Ngài. "Con có thể đi đâu để tránh khỏi Thần của Chúa? Con sẽ trốn ở đâu hầu thoát khỏi sự hiện diện của Ngài?" (Thi 139:7). Sau cùng, vấn đề xâm lấn từ ngoài chuẩn bị tấm lòng chúng ta cho sự phục vụ. Chúng ta kinh nghiệm khó khăn và được Đức Chúa Trời giúp đỡ, để sau đó chúng ta phục vụ người khác gặp rắc rối với cùng một cách như sự phục vụ mà chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa (2 Cô-rinh-tô 1:3-5).

Tại sao những điều xấu lại xảy đến cho người tốt? Chúng ta đang sống trong một thế giới xa ngã (Ma-thi-ơ 5:45). Thiên Chúa muốn những con người tốt tại khắp nơi vào những thời gian của rắc rối hãy nhìn lên và xem Ngài là Đấng kiểm soát mọi sự. Đức Chúa Trời không bao giờ nói rằng tín nhân Cơ-đốc được miễn trừ khỏi các khó khăn và thử nghiệm. Nhưng Ngài đã ban cho chúng ta một hệ thống miễn nhiễm được thiết kế để kéo chúng ta gần gũi với Ngài hơn. Cuộc du hành dị thường nhất trong đời sống là để cho Thiên Chúa gìn giữ chúng ta khỏi mọi thế lực xâm phạm muốn làm chúng ta gục ngã. Hệ thống miễn nhiễm của Đức Chúa Trời được thiết lập để bảo vệ chúng ta tạm thời nhưng chữa lành cho chúng ta mãi mãi.

David Jeremiah (dch)