Trang Đầu | Mục Lục | << Bài 2 | Bài 4 >> | Hướng Dẫn

Bài 3

Hạnh Phúc Đơn Sơ (Phần 3)

Tú Liên vô cùng mừng rỡ khi trông thấy mẹ về. Không biết tự lúc nào, Tú Liên đã trở nên già dặn và suy tư, đứng dậy đón mẹ nhưng cô bé vẫn im lặng để quan xát nét mặt củaNgười. Mẹ vẫn vậy, nhưng những sự sợ hãi và lo âu hằn sâu trên nét mặt nên trông mẹ bơ phờ, hóc hác và dường như già hơn sau mới vài tiếng đồng hồ. Chờ em Dung ngủ xong, mẹ đến gần Tú Liên, vừa vuốt tóc con vừa hỏi:

-Hôm nay con sợ lắm hả?

Tú Liên đáp nhỏ:

-Dạ.

Mẹ gượng cười, nói trấn an:

-Hết chuyện rồi, con ngủ ngon đi. Mẹ không có sao.

Tú Liên tò mò hỏi:

-Họ bắt mẹ đi đâu vậy?

-Họ bắt mẹ lên phường. Giọng mẹ buồn buồn.

Tú Liên lại thắc mắc hỏi tiếp:

-Hàng của mẹ đâu không thấy mẹ đem về?

Ngẹn ngào cố ngăn dòng nước mắt, mẹ đáp:

-Họ tịch thu hết rồi... Thôi ngũ sớm đi con, mai còn phải đi học. À ngày mai con đưa em sang thím Hai nhớ nói với thím cho mẹ khất lại tiền giữ em rồi tháng sau mẹ đưa luôn một thể nha.

Tú Liên nhìn mẹ thương cảm:

-Dạ.

Mẹ thở dài rồi đứng lên kéo tắm màng ngăn giưã phòng khách và phòng ngũ lại. Tú Liên nằm yên lắng nghe tiếng chân mẹ, rồi tiếng kéo cắt, tiếng máy may đạp cọc cạch. Cô bé đoán biết mẹ lại đem những chiếc áo dài ra may sửa lại để đem bán. Những chiếc áo dài cuối cùng của mẹ giờ thì cũng phải bị đem ra làm vốn.

Vài năm sau, chợ Tân Bình được qui hoạch lại. Mẹ của Tú Liên có một gian hàng đồ may sẵn, B3. Chợ trở nên phức tạp hơn vì nhiều người từ các nơi khác kéo về càng ngày càng đông. Những chuyện lường gạt, rạch giỏ, móc túi xảy ra như cơm bữa. Có những người từ dưới quê lên đã khóc lóc mếu máo vì không còn tiền về xe. Có nhiều người mới ra bán sau này làm giàu rất nhanh vì họ nói thách thật nhiều và treo hàng tốt rồi bán hàng xấu. Mẹ thì vẫn tối ngày lo may may, vá vá, lấy công làm lời. Tú Liên cảm thấy xót xa lắm. Thật sự bấy giờ cô mới hiểu tại sao người ta nói: "Của một đồng, công một lạng". Người đi mua bỏ đồng tiền ra rồi chê cái này cái nọ chứ đâu có biết mẹ đã thức khua dậy sớm chăm chỉ từng đường kim mũi chỉ như thế nào. Mẹ thấy Tú Liên đôi khi bực với khách thì nhỏ nhẹ nói:

-Cái nghề buôn bán là làm dâu trăm họ, người ta có tiền nên có quyền chê khen. Bổn phận của mình thì lựa lời nói, giải thích sao cho người ta hiểu thì họ sẽ mua hàng của mình. Con phải nhớ điều này!

Tú Liên phân trần:

-Dạ, con biết, nhưng họ chê hàng mình rồi đi qua chỗ khác bị gạt, bị nói thách quá, rồi bị mua lầm, thấy vậy nên con bực mình.

Mẹ dịu dàng:

-Con nên nhớ người mua sẽ không bao giờ trở lại những gian hàng đó. Mình buôn bán hiền lành ngay thật mặc dù không có lời như người ta nhưng những người mua về mặc thì sẽ biết, sẽ thương và trở lại rồi cũng sẽ giới thiệu người mua tiếp. Còn gian lận thì chỉ có một thời, không được lâu bền đâu con.