Trang Đầu | Mục Lục | << Chương 86 | Chương 88 >> | Hướng Dẫn
Sử Ký Hội Thánh 8
Danh Sách Các Giáo Hoàng Và Chế Ðộ Giáo Hoàng 3
Quyền hành của Giáo hoàng được Charlemagne gia tăng rất nhiều
Léon III (795-816) ban cho Charlemagne (năm 800) tước hiệu "Hoàng đế La-mã," để đáp
lại việc Charlemagne thừa nhận (năm
774). Giáo hoàng có quyền hành trần thế trên các "Lãnh thổ Giáo
hoàng." Do đó, nước La-mã và nước Franc
hiệp thành "Ðế Quốc La Mã Thánh;" và cũng do đó, thủ đô dời từ
Constantinople qua Aix-la- Chapelle, ở Tây Ðức, Charlemagne (742-814), vua của dân Francs, cháu nội của Charles Martel (người đã cứu Âu Châu
khỏi tay quân Hồi giáo), là một trong những bậc cầm quyền danh tiếng nhứt mọi
thời đại. Ông trị vì 46 năm, đã nhiều lần tranh chiến và chinh phục hết sức lớn
lao. Nước ông gồm lãnh thổ hiện tại của các nước Ðức, Pháp, Thụy-sĩ, Áo, Hung,
Bỉ, và một phần Ý, Tây-ban-nha. Ông giúp Giáo hoàng, và Giáo hoàng giúp ông. Ông
Là Một Trong Những Ảnh Hưởng Lớn Lao Nhứt đưa Chế Ðộ Giáo Hoàng đến
địa vị Cường Quốc Cai Quản Thế Giới. Sau khi ông chết ít lâu, do hiệp
ước Verdun (843), đế quốc của ông bị
chia làm mấy phần, làm nền tảng của các nước Ðức, Pháp và Ý ngày nay. Từ đó trở
đi, trải qua nhiều thế kỷ, giữa Giáo hoàng và vua Pháp, vua Ðức có sự tranh
giành ngôi bá chủ không ngớt.
"Ðế quốc La-mã thánh"
Vậy, do Charlemagne và Léon III
thành lập, La-mã đã tuyên bố độc lập đối với Constantinople; thế là Tây đế quốc được tái lập, có các vua Ðức
ngồi trên ngôi, mang tước hiệu "Sê-sa" do Giáo hoàng phong cho. Người
ta cho rằng đó là đế quốc La-mã thời xưa khôi phục. Ðế quốc nầy ở dưới quyền
cai trị của cả Giáo hoàng hoàng đế Ðức: Hoàng đế kiểm soát các vấn đề trần thế,
còn Giáo hoàng kiểm soát các vấn đề thiêng liêng. Nhưng vì Giáo hội là một tổ
chức quốc gia, nên không phải lúc nào cũng dễ phân định quyền hạn, và kết quả
của sự chung đụng nầy là có nhiều cuộc tranh giành ác liệt giữa hoàng đế và
Giáo hoàng. Ðế quốc La-mã thánh, "một danh hiệu hơn là một sự thực hiển
nhiên," đã tồn tại 1000 năm, rồi bị Nã-phá-luân kết liễu năm 1806. Nó đã
đạt được mục đích hòa hợp nền văn minh La-mã với nền văn minh Ðức. Ông Bryce
nói rằng: "Tất cả sự sống của thế giới thời cổ đã dồn vào đế quốc nầy; và
sự sống của thế giới hiện kim đã từ nó mà phát xuất."
Etienne IV (816-817). Pascal
I (817-824). Eugène II (824-827). Valentin (827). Grégoire IV
(827-844). Sergius
II (844-847). Léon IV (847-855). Bénédict III (855- 858).
Các Giáo lệnh (décrétales)
giúp đỡ chế độ Giáo hoàng
Nicolas I (858-867) là Giáo hoàng oai hùng nhứt ở khoảng giữa Grégoire I và Grégoire VII. Ông là Giáo hoàng đầu
tiên đội mũ triều thiên. Ðể ủng hộ yêu sách cầm quyền trên cả thế giới của
mình, ông đã dùng quyển "Giáo lệnh tập" rất có hiệu lực. Quyển sách
nầy xuất hiện lần đầu tiên năm 857, và chứa tài liệu có vẻ như là những bức thơ
của các Giám mục và Giáo hội nghị thế kỷ thứ 2, thứ 3, hết thảy có khuynh hướng
tôn cao quyền lực của Giáo hoàng. Người ta đã cố ý giả mạo và sửa đổi nhiều tài
liệu lịch sử thời xưa, nhưng mãi đến mấy thế kỷ sau, người ta mới khám phá ra
nó là giả mạo. Dầu Nicolas biết nó
là giả mạo hay không, song ông cũng đã nói dối khi quả quyết rằng nó đã được
giữ gìn trong văn khố của Hội Thánh tại La-mã từ thời xưa. Nhưng nó đã có hiệu
lực "làm cho các yêu sách của giới thầy cả thời Trung cổ in rõ quyền hành
thời thượng cổ." "Chế độ Giáo hoàng là một sự phát triển trải qua
nhiều thế kỷ, song người ta làm cho chế độ ấy xuất hiện như một sự trạng toàn
vẹn và không hề thay đổi ngay từ lúc ban đầu."
"Giáo lệnh tập" nầy
gồm có "Chiếu chỉ ban tặng của Constantin,"
tỏ ra ông đã cho Giám mục thành La-mã những tỉnh miền Tây với tất cả phù hiệu
của đế quốc. "Mục đích cốt để tạo ra quyền hành trần thế của Giáo hoàng từ
5 thế kỷ trước; thật ra thì quyền hành nầy dựa trên sự ban tặng của Pépin và Charlemagne." Ðó là "sự giả mạo văn phẩm to tát nhứt
trong lịch sử." "Nó tăng sức mạnh cho chế độ Giáo hoàng hơn bất cứ
động lực nào khác, và đặt một phần lớn nền tảng cho quy luật tôn giáo của Giáo
hội La-mã."
Sự phân chia lớn của giới tín đồ Ðấng Christ
Nicolas toan tính can thiệp vào công việc của Giáo hội Ðông phương. Ông dứt phép
thông công của Photius, Giáo trưởng
thành Constantinople, và Photius cũng dứt phép thông công ông. Do
đó, giới tín đồ Ðấng Christ bị phân chia (năm 869), và sự phân chia ấy hoàn tất
năm 1054. Dầu Ðế quốc đã bị phân chia từ năm 395, dầu giữa Giáo hoàng ở La-mã
và Giáo trưởng ở Constantinople đã có
cuộc tranh quyền bá chủ dai dẳng và kịch liệt, song Hội Thánh vẫn còn Thống
Nhứt. Giáo hội nghị vẫn có đại biểu của cả Ðông phương và Tây phương đến
dự. Trải qua 6 thế kỷ đầu tiên, Ðông phương đã thể hiện dòng sanh hoạt chánh
yếu và là phần quan trọng hơn hết của Hội Thánh. Hết thảy Giáo hội nghị toàn
thế giới đã nhóm lại hoặc gần Constantinople,
và đều dùng tiếng Hi-lạp; tại đó các tranh chấp về giáo lý đã được giải quyết. Nhưng,
rốt lại, lúc nầy người ta không chịu nổi việc Giáo hoàng khăng khăng đòi làm
Chúa của giới tín đồ Ðấng Christ, nên Ðông phương tự chia rẽ dứt khoát. Giáo
hội nghị Constantinople, năm 869, là
Giáo hội nghị toàn thế giới sau chót. Từ đây trở đi, Giáo hội Hi-lạp có Giáo
hội nghị riêng, và Giáo hội La-mã cũng có Giáo hội nghị riêng. Trải qua các thế
kỷ, sự chia rẽ càng sâu rộng hơn. Ðương thời Thập tự quân viễn chinh, quân đội
của Giáo hoàng Innocent III đối xử với dân thành Constantinople rất tàn bạo, nên càng làm
cho Ðông phương cay đắng. Và sự tạo nên giáo lý về Giáo hoàng vô ngộ (năm 1870)
làm cho vực sâu càng sâu hơn. Giới tín đồ Ðấng Christ đã bị chia hai như vậy,
và đến thế kỷ thứ 16, lại trải qua một cuộc phân chia lớn lao hơn nữa, dưới sự
lãnh đạo của Martin Luther; mà Cũng ChỉVì Một Nguyên Nhân,
tức là Giáo hoàng quyết định làm Chúa của dân Ðức Chúa Trời.
Thời kỳ tối tăm hơn hết của chế độ Giáo hoàng
Adrien II (867-872). Jean
VIII (872-882). Marin (882-884). Với những Giáo hoàng nầy, đã mở
đầu Thời Kỳ Tối Tăm Hơn Hết của chế độ Giáo hoàng (870-1050). Các sử gia
gọi khoảng 200 năm giữa Nicolas I và Grégoire VII là "nửa đêm của thời kỳ
hắc ám." Hối lộ, hư hoại, vô luân lý và đổ máu tạo thời kỳ nầy gần thành
chương đen tối hơn hết của cả sử ký Hội Thánh.
Adrien III (884-885). Etienne V (885-891). Formose (891-896). Boniface VI
(896). Etienne
VI (896-897). Romain (897). Théodore II (898). Jean IX
(898-900). Bénédiet
IV (900-903). Léon V (903). Christophe (903-904).