(The Blood of the Lamb)
Mathiơ 26:17-19;26-29 / XEDTK 12:1-28
“Trong ngày thứ nhất ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu? 18 Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. 19 Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua. 20 Đến tối, Ngài ngồi ăn với mười hai sứ đồ… 26 Khi đang ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. 27 Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; 28 vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. 29 Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.”
(On the first day of the Festival of Unleavened Bread, the disciples came to Jesus and asked, “Where do you want us to make preparations for you to eat the Passover?” 18 He replied, “Go into the city to a certain man and tell him, ‘The Teacher says: My appointed time is near. I am going to celebrate the Passover with my disciples at your house.’” 19 So the disciples did as Jesus had directed them and prepared the Passover… 26 While they were eating, Jesus took bread, and when he had given thanks, he broke it and gave it to his disciples, saying, “Take and eat; this is my body.” 27 Then he took a cup, and when he had given thanks, he gave it to them, saying, “Drink from it, all of you. 28 This is my blood of the covenant, which is poured out for many for the forgiveness of sins. 29 I tell you, I will not drink from this fruit of the vine from now on until that day when I drink it new with you in my Father’s kingdom.”)
Chỉ còn khoảng một tuần lễ nữa thôi thì tất cả những người Cơ Đốc ở khắp nơi trên quả địa cầu này lại sẽ kỷ niệm một đại lễ, đó là lễ Chúa Giê-xu Phục Sinh, tiếng Anh gọi là Easter. Theo dòng lịch sử cho biết, cách đây gần 2,000 năm thì tuần lễ trước đại lễ Phục Sinh là tuần lễ thương khó trong cuộc đời "làm người" của Cứu Chúa Giê-xu khi còn ở trên đất. Vì trong tuần lễ cuối cùng này, bắt đầu vào tối thứ Năm, Chúa Giê-xu đã bị bắt, bị xử án một cách vô cớ, sau đó bị đánh đập tàn nhẫn, và cuối cùng đã bị quân lính La Mã đóng đinh Ngài treo trên cây thập tự giá, nơi đồi Gôgôtha có hình như sọ người, một cách nhục nhã, và xấu hổ. Chúng ta nào có thể cảm thông được tâm trạng của Chúa Giê-xu trong tuần lễ cuối cùng này không? Nếu quí vị đang trông đợi một hạnh phúc nào đó, như là sắp sửa "lên xe hoa về nhà chồng," sắp sửa bước vào một căn nhà mình mới mua, lái một chiếc xe mình mới sắm, một công việc tốt mới nhận được, đang trông đợi một chuyến đi du lịch dài, thì chắc có lẽ tấm lòng chúng ta cảm thấy vui sướng, hồi hộp biết bao, phải không? Nhưng nếu chúng ta biết tử thần đang chờ đợi mình trong vài ngày nữa, thì tâm trạng của chúng ta sẽ ra sao đây? Sống ở trên đời này, chúng ta đối diện với nhiều nỗi lo sợ: nào là sợ thiếu ăn, không đủ mặc, sợ bịnh, sợ mất job, sợ con cái hư hỏng, sợ xe hư, sợ ăn trộm, sợ nợ, nhưng có lẽ trong mọi nỗi lo sợ này, không có điều gì đáng sợ nhất đó chính là sợ chết, phải không?
Sống ở trên đời này, chúng ta đối diện với nhiều nỗi lo sợ, nhưng có lẽ trong mọi nỗi lo sợ, không có điều gì đáng sợ nhất đó chính là sợ chết.
Từ lúc Chúa Giê-xu sanh ra đời, và khi khôn lớn lên, Ngài đã biết rõ mục đích đời sống của mình ở trên trái đất này là gì. Mục đích đó "không phải là để sống," nhưng để một ngày bị giết chết như một con chiên, làm "của tế lễ chuộc tội" cho cả nhân loại, theo thánh ý của Đức Chúa Cha. Chúa Giê-xu biết thời điểm của sự chết mình đã gần đến, và Chúa biết rõ "con đường thống khổ" mình phải đi qua thì tâm trạng của Ngài lúc đó chắc phải đau buồn, và sầu não lắm? Trong sách Kinh Thánh Luca 22:44 – vị bác sĩ Luca đã ghi chép lại tâm trạng sầu khổ tột đỉnh lúc Chúa Giê-xu cầu nguyện trong vườn Ghếtsêmanê, đến nỗi những giọt mồ hôi của Ngài trở nên những giọt máu, rơi xuống đất – (And being in anguish, he prayed more earnestly, and his sweat was like drops of blood falling to the ground.) “Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất.”
Từ lúc Chúa Giê-xu khôn lớn lên, Ngài đã biết rõ mục đích đời sống của mình ở trên trái đất này "không phải là để sống," nhưng để một ngày bị giết chết như một con chiên, làm "của tế lễ chuộc tội" cho cả nhân loại.
Vào tuần lễ cuối cùng đó trong bữa tiệc ly, Chúa Giê-xu cũng đã thiết lập một nghi lễ hết sức là quan trọng và đầy ý nghĩa với các môn đồ của mình. Và qua biết bao nhiêu thời đại, nghi lễ này ngày hôm nay được gọi là lễ Tiệc Thánh mà các Hội Thánh của Chúa đều ghi nhớ, kể cả Hội Thánh ở tại đây cũng vâng lời Chúa giữ nghi lễ này mỗi tháng một lần vào Chúa Nhật đầu tiên.
Vào tuần lễ cuối cùng trong bữa tiệc ly, Chúa Giê-xu đã thiết lập nghi lễ Tiệc Thánh.
I. Lễ Vượt Qua
Trước hết chúng ta thấy Chúa Giê-xu thiết lập lễ tiệc thánh này ngay trong ngày đầu tiên của mùa lễ Vượt Qua của người Do Thái, có chép trong Mathiơ 26:17 – (On the first day of the Festival of Unleavened Bread, the disciples came to Jesus and asked, “Where do you want us to make preparations for you to eat the Passover?”) “Trong ngày thứ nhất ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu?”
Chúa Giê-xu thiết lập lễ Tiệc Thánh ngay trong ngày đầu tiên của mùa lễ Vượt Qua của người Do Thái.
Theo dòng lịch sử của người Do Thái, lễ Vượt Qua còn gọi là lễ “ăn bánh không men,” và nguồn gốc của nghi lễ này được ghi chép rõ ràng trong sách Kinh Thánh Xuất Ê Díptôký 12:1-18.
“Tại xứ Ê-díp-tô, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn rằng: 2 Tháng nầy định làm tháng đầu cho các ngươi, tức là tháng giêng trong quanh năm. 3 Hãy nói cho toàn hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng: Đến ngày mồng mười tháng nầy, mỗi gia trưởng tùy theo nhà mình phải bắt một con chiên con. 4 Nếu nhà ít người quá ăn không hết một chiên con, hãy chung cùng người rất lân cận mình, tùy theo số người; và hãy tính cho mỗi chiên con tùy sức người ăn hết. 5 Các ngươi hãy bắt hoặc trong bầy chiên, hoặc trong bầy dê, chiên con đực hay là dê con đực, tuổi giáp niên, chẳng tì vít chi, 6 đoạn để dành cho đến ngày mười bốn tháng nầy; rồi cả hội chúng Y-sơ-ra-ên sẽ giết nó, vào lối chiều tối. 7 Họ sẽ lấy huyết đem bôi trên hai cây cột và mày cửa của nhà nào ăn thịt chiên con đó. 8 Đêm ấy họ sẽ ăn thịt chiên quay với bánh không men và rau đắng. 9 Chớ ăn thịt nửa chín nửa sống hay là luộc trong nước, nhưng phải quay trên lửa cả và đầu, giò, với bộ lòng. 10 Các ngươi chớ để chi còn lại đến sáng mai; nếu còn lại, hãy thiêu đi. 11 Vậy, ăn thịt đó, phải như vầy: Dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy, ăn hối hả; ấy là lễ Vượt-qua của Đức Giê-hô-va. 12 Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; ta là Đức Giê-hô-va. 13 Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Ê-díp-tô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. 14 Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Đức Giê-hô-va, tức là một lễ lập ra đời đời. 15 Trong bảy ngày phải ăn bánh không men: vừa đến ngày thứ nhất, hãy dẹp men khỏi nhà đi; vì hễ ai ăn bánh có men từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ bảy, thì sẽ bị truất ra khỏi Y-sơ-ra-ên. 16 Ngày thứ nhất, sẽ có một sự nhóm hiệp thánh; qua ngày thứ bảy các ngươi cũng sẽ có một sự nhóm hiệp thánh nữa. Trong mấy ngày đó chẳng nên làm công việc chi, chỉ lo sắm đồ ăn cho mỗi người cần ăn mà thôi. 17 Vậy, các ngươi hãy giữ lễ bánh không men, vì chính ngày đó ta rút quân đội các ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô; nên chi, trải các đời phải giữ ngày đó như một lễ lập ra đời đời. 18 Ngày mười bốn tháng giêng, chiều lại, các ngươi sẽ ăn bánh không men cho đến chiều ngày hai mươi mốt tháng đó. 19 Trong bảy ngày không nên còn thấy men tại nhà các ngươi; vì bất luận người ngoại bang hay là người bổn xứ, hễ ai ăn bánh có men sẽ bị truất khỏi hội chúng Y-sơ-ra-ên. 20 Chớ nên ăn bánh có men; khắp nơi các ngươi ở đều phải ăn bánh không men. 21 Vậy, Môi-se nhóm lại các trưởng lão Y-sơ-ra-ên mà nói rằng: Hãy đi bắt một con trong bầy cho mọi nhà các ngươi, và giết nó làm lễ Vượt-qua. 22 Rồi hãy lấy một chùm kinh giới nhúng vào huyết trong chậu, bôi lên mày và hai cây cột cửa, đoạn, trong các ngươi chớ ai ra khỏi cửa nhà mình cho đến sáng mai. 23 Đức Giê-hô-va sẽ đi qua đặng hành hại xứ Ê-díp-tô; khi thấy huyết nơi mày và hai cây cột cửa, Ngài sẽ vượt qua, không cho kẻ tiêu diệt vào nhà các ngươi đặng hành hại. 24 Hãy giữ lễ nầy như một lệ lập ra đời đời cho các ngươi và con cháu các ngươi. 25 Khi nào các ngươi vào xứ mà Đức Giê-hô-va sẽ ban cho, như lời Ngài đã phán, thì hãy giữ lễ nầy. 26 Khi con cháu các ngươi hỏi rằng: Lễ nầy là nghĩa chi? 27 Hãy đáp rằng: Ấy là của tế lễ Vượt-qua của Đức Giê-hô-va, vì khi Ngài hành hại xứ Ê-díp-tô thì Ngài đi vượt qua các nhà dân Y-sơ-ra-ên, và cứu nhà chúng ta đó. 28 Dân Y-sơ-ra-ên bèn cúi đầu lạy, rồi đi, làm theo như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se và A-rôn.”
Từ đó và qua biết bao nhiêu đời, người Do Thái ngày nay vẫn giữ lễ Vượt Qua này trong vòng 7 ngày theo như lời Chúa truyền dạy họ, vào tháng đầu tiên, là tháng Nisan, theo lịch trình riêng của họ. Những giai đoạn người Ysơraên ngày xưa phải sửa soạn cho lễ Vượt Qua như sau:
1) Câu 5 - Thời điểm phải từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 14, mỗi gia đình phải sửa soạn một con chiên hay dê đực, đúng một tuổi, và không bị tàn tật chi hết – (The animals you choose must be year-old males without defect, and you may take them from the sheep or the goats.) “Các ngươi hãy bắt hoặc trong bầy chiên, hoặc trong bầy dê, chiên con đực hay là dê con đực, tuổi giáp niên, chẳng tì vít chi.”
Câu 15 - Một việc nữa họ phải sửa soạn trước đó là phải dẹp bỏ hết tất cả những thứ trong nhà mình có chất men – (For seven days you are to eat bread made without yeast. On the first day remove the yeast from your houses, for whoever eats anything with yeast in it from the first day through the seventh must be cut off from Israel.) “Trong bảy ngày phải ăn bánh không men: vừa đến ngày thứ nhất, hãy dẹp men khỏi nhà đi; vì hễ ai ăn bánh có men từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ bảy, thì sẽ bị truất ra khỏi Y-sơ-ra-ên.” Trong Kinh Thánh Tân Ước, chất “men” thường ám chỉ đến tội lỗi. Trong 1 Côr. 5:7-8 sứ đồ Phaolô có dạy dỗ – (Get rid of the old yeast, so that you may be a new unleavened batch—as you really are. For Christ, our Passover lamb, has been sacrificed. Therefore let us keep the Festival, not with the old bread leavened with malice and wickedness, but with the unleavened bread of sincerity and truth.) “Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ, chớ dùng men cũ, chớ dùng men gian ác, độc dữ, nhưng dùng bánh không men của sự thật thà và của lẽ thật.” Như vậy việc họ phải sửa soạn là dẹp hết những thứ có chất men, đây nói đến sự tinh sạch đời sống, tẩy thanh tội lỗi trước khi ra khỏi xứ Aicập là nơi họ đã bị nô lệ gần 400 năm mà tiến bước đến miền đất hứa.
Câu 11 – Cũng chép rõ thêm lý do tại sao họ phải ăn bánh không men, vì phải ăn một cách hối hả, dây lưng cột, chân mang giầy, tay cầm gậy, để ra khỏi xứ Aicập ngay, mà sẽ không có thì giờ để cho men trong bánh được dấy lên – (This is how you are to eat it: with your cloak tucked into your belt, your sandals on your feet and your staff in your hand. Eat it in haste; it is the LORD’s Passover.) “Vậy, ăn thịt đó, phải như vầy: Dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy, ăn hối hả; ấy là lễ Vượt-qua của Đức Giê-hô-va.”
Câu 8 - Ngoài thịt chiên hay dê và bánh không men để ăn thì họ ăn với rau đắng, biểu hiệu cho những năm cay đắng, khổ cực khi còn ở dưới ách nô lệ của người Aicập mà họ sắp sửa được giải thoát – (That same night they are to eat the meat roasted over the fire, along with bitter herbs, and bread made without yeast.) “Đêm ấy họ sẽ ăn thịt chiên quay với bánh không men và rau đắng.”
Qua biết bao nhiêu đời, người Do Thái ngày nay vẫn giữ lễ Vượt Qua này trong vòng 7 ngày, từ ngày 14 đến 21 trong tháng Nisan, theo lịch trình riêng của họ.
2) Trong bữa tối đó, có tối thiểu 3 thứ: thịt chiên hay dê quay trên lửa, bánh không men và rau đắng. Trong 3 thứ này thì con chiên hay dê đực là thứ cần thiết nhất. Câu 7 - Con chiên hay dê đực phải bị giết không phải chỉ để cung cấp thức ăn cho họ tối hôm đó mà thôi, nhưng còn là để có huyết cho họ bôi trên cột và cửa nhà của mình – (Then they are to take some of the blood and put it on the sides and tops of the doorframes of the houses where they eat the lambs.) “Họ sẽ lấy huyết đem bôi trên hai cây cột và mày cửa của nhà nào ăn thịt chiên con đó.” Huyết bôi trên cột và cửa nhà để làm gì? Câu 13 - Huyết đó là “dấu hiệu” để tối hôm đó thần Tiêu Diệt (The destroyer) đến hành hại dân Êdíptô, giết chết đứa con trai đầu lòng của họ, mà thấy nhà nào có huyết bôi trên cột hay cửa nhà thì thần Tiêu Diệt sẽ “vượt qua,” nghĩa là tất cả những ai ở trong nhà nào có huyết bôi trên cửa sẽ thoát khỏi sự hành hại/trừng phạt này của Đức Chúa Trời – (The blood will be a sign for you on the houses where you are, and when I see the blood, I will pass over you. No destructive plague will touch you when I strike Egypt.) “Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Ê-díp-tô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi.”
Trong bữa ăn của lễ Vượt Qua, có tối thiểu 3 thứ: thịt chiên hay dê quay trên lửa, bánh không men và rau đắng. Con chiên hay dê đực là thứ cần thiết nhất để có huyết cho họ bôi trên cột và cửa nhà làm “dấu hiệu” cho thần Tiêu Diệt “vượt qua,” nghĩa là tất cả những ai ở trong nhà nào có huyết bôi trên cửa đã thoát khỏi sự trừng phạt của Đức Chúa Trời.
3) Câu 24 - Một điều nữa, người Do Thái phải làm đó là phải giữ đại lễ vượt qua này qua suốt đời, để nhắc nhở lại cho đời con cháu của mình ngày xưa Đức Chúa Trời đã cứu tổ tiên của chúng nó thể nào khỏi ách nô lệ của người Aicập, mà luôn biết kính sợ Chúa và thờ lạy Ngài – (“Obey these instructions as a lasting ordinance for you and your descendants.) “Hãy giữ lễ nầy như một lệ lập ra đời đời cho các ngươi và con cháu các ngươi.”
II. Huyết
Không phải tình cờ Chúa Giê-xu thiết lập lễ tiệc thánh trùng với mùa lễ Vượt Qua của người Do Thái, và cùng một lúc Ngài nói trước cho các môn đồ biết về sự chết của mình gần đến. Con chiên hay dê đực mà người Do Thái giết trong ngày lễ Vượt Qua đầu tiên chính là “hình bóng” cho sự chết đổ huyết của chính Chúa Giê-xu sau này ở trên cây thập tự. Ngày xưa con chiên hay dê đực phải bị giết thì dân sự Chúa mới có huyết để bôi trên cửa mà thoát khỏi sự trừng phạt của thần chết, được ra khỏi ách nô lệ và đi đến miền đất hứa; thì ngày hôm nay Chúa Giê-xu đã phải chịu chết trên cây thập tự giá, để nhờ huyết của Ngài mà chúng ta thoát khỏi sự phán xét của tội lỗi mà được vào nước thiên đàng một ngày. Nhưng tại sao Đức Chúa Trời lại phải dùng huyết, sao Ngài không dùng nước hay dầu thì có phải dễ dàng hơn không?
Không phải tình cờ Chúa Giê-xu thiết lập lễ tiệc thánh trùng với mùa lễ Vượt Qua của người Do Thái vì con chiên hay dê đực mà người Do Thái giết trong ngày lễ Vượt Qua đầu tiên chính là “hình bóng” cho sự chết đổ huyết của chính Chúa Giê-xu sau này ở trên cây thập tự.
Thứ nhất ai trong chúng ta cũng biết “huyết” cần thiết cho sự sống thuộc thể; không có huyết thì chúng ta “chết là chắc!” Có lần thấy người ta gắn trên một billboard một câu để kêu gọi sự hiến máu: “Give blood, give life! Share Blood, share life!” Tạm dịch là “Cho huyết là cho sự sống! Chia xẻ huyết là chia xẻ sự sống!” Sự khác biệt rõ ràng giữa một cái xác chết và một thân thể sống đó là trái tim có còn đập để lưu thông huyết không? Huyết cần thiết trong thân thể để đem chất bổ dinh dưỡng và oxygen đi nuôi cả thân thể, vì vậy da chúng ta mới tươi, tóc chúng ta mới mọc. Trong máu của chúng ta có 2 loại huyết căn bản: Hồng huyết cầu (Red blood cells) và bạch huyết cầu (White Blood cells). Ước lượng mỗi mm3 trong máu của chúng ta có đến khoãng 5 triệu hồng huyết cầu để di chuyển chất dinh dưỡng và oxygen đi khắp thân thể. Ước lượng mỗi mm3 trong máu chúng ta có đến khoãng 6 ngàn bạch huyết cầu, để giúp chống cự lại những thứ nhiễm trùng trong thân thể của mình. Công dụng của huyết còn làm một việc rất quan trọng đó là tinh sạch những những chất dơ trong người chúng ta, bằng cách chuyên chở những chất dơ này trong thân thể đến những bộ phận lọc như là gan và tiết những chất dơ ra khỏi thân thể của mình. Huyết là sự sống, huyết cần thiết cho sự sống – Blood is the Source of Life! No Blood, no life!
Huyết cần thiết cho sự sống thuộc thể; không có huyết thì chúng ta “chết là chắc!”
III. Thần Tánh của Đức Chúa Trời
Thứ hai, muốn hiểu rõ tại sao huyết Chúa Giê-xu phải đổ ra, chúng ta phải trở lại suy gẫm về những thần tánh căn bản của Đức Chúa Trời chí cao, là Đấng đã sáng tạo nên mọi loài.
a) Thần tánh căn bản thứ nhất của Chúa là vì Ngài là Đấng Thánh Khiết. Thánh khiết đây nghĩa là không bị nhiễm tội, hay vô tội hoàn toàn. Trong Habacúc 1:13 diễn tả cho chúng ta hiểu một chút về sự thánh khiết của Chúa – (Your eyes are too pure to look on evil; you cannot tolerate wrongdoing.) “Mắt Chúa thánh sạch chẳng nhìn sự dữ, chẳng có thể nhìn được sự trái ngược.” Chúng ta biết Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng nghĩa là không có gì Ngài không làm được; ngoại trừ một việc, đó là Chúa không thể trực tiếp tương giao với một kẻ tội nhân nào được. Tất cả tội lỗi và kẻ ác phải bị phân rẽ khỏi Chúa vì Ngài là Đấng Thánh Khiết vẹn toàn. Trong sách Sáng Thế Ký 3, sau khi Ađam và Êva phạm tội thì họ bị đuổi ra khỏi vườn của sự sống, nghĩa là họ bị phân cách/phân rẽ khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng Thánh Khiết vẹn toàn. Trong Giacơ 2:10 – có chép về tiêu chuẩn thánh khiết trọn vẹn của Chúa để định một kẻ tội nhân là ai? (For whoever keeps the whole law and yet stumbles at just one point is guilty of breaking all of it.) “Vì người nào giữ trọn luật pháp, mà phạm một điều răn, thì cũng đáng tội như đã phạm hết thảy.” Như vậy định luật “đền bù,” nghĩa là lấy việc lành đắp lên tội ác không thể thỏa mãn được sự thánh khiết vẹn toàn của Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng Thánh.
b) Thần tánh căn bản thứ hai của Chúa là vì Ngài là Đấng Công Bình. Chúa là Đấng công bình nghĩa là sao? Nghĩa là Ngài sẽ không thể coi thường, hay bỏ qua tất cả những tội ác được. Trong Êxêchiên 18:4 – (The one who sins is the one who will die.) “Nầy, mọi linh hồn đều thuộc về ta; linh hồn của cha cũng như linh hồn của con, đều thuộc về ta; linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết.” Nếu Ađam và Êva phạm tội (nghĩa là nghịch cùng điều răn của Chúa) mà Ngài không phạt họ, vẫn cứ tương giao với 2 người tội nhân, thì Chúa đó chưa phải là Chúa, vì Ngài chưa là Đấng công bình toàn vẹn. Nếu còn có linh hồn của một kẻ ác trên thế gian này mà chưa bị phạt thì Chúa chưa công bình trọn vẹn. Sự thánh khiết và công bình trọn vẹn của Chúa “lên án” mỗi người chúng ta vì trong Rôma 3:23 chép rõ – (for all have sinned and fall short of the glory of God,) “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời,” và Rôma 6:23 cho thấy hậu quả của tội lỗi nữa – (For the wages of sin is death,) “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết.”
c) Thần tánh căn bản thứ ba của Chúa là vì Ngài là Đấng Yêu Thương. Yêu thương cao hơn sự công bằng, vì kẻ ác được Chúa đền tội thế cho, với không một điều kiện gì hết, chỉ bởi đức tin tiếp nhận mà thôi. Bản chất căn bản của Chúa là “yêu thương,” và vì yêu thương nhân loại không muốn một ai bị hư mất trong lửa địa ngục, mà Chúa đã sai Con Ngài đến thế gian chịu chết trên cây thập tự gía, đổ huyết chuộc tội thay thế cho mỗi người chúng ta. Trong Rôma 5:8 – (But God demonstrates his own love for us in this: While we were still sinners, Christ died for us.) “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.”
Bởi vì 3 thần tánh chính này của Đức Chúa Trời: Thánh khiết, công bình và yêu thương, mà Chúa Giê-xu đã phải hy sinh chịu chết đổ huyết chuộc tội cho chúng ta ở trên cây thập tự gía.
Bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết, công bình và yêu thương, mà Chúa Giê-xu đã phải hy sinh chịu chết đổ huyết chuộc tội cho chúng ta ở trên cây thập tự gía.
IV. Huyết Chúa Giê-xu
Quyền phép của huyết Chúa Giê-xu như thế nào? Trong Kinh Thánh có trên 300 lần chữ “huyết” được nhắc đến, phần đông đều ám chỉ trực tiếp hay gián về huyết của Chúa Giê-xu. Công dụng của huyết Chúa Giê-xu là để làm gì?
1) Công dụng của huyết Chúa Giê-xu là để nhờ đó mà chúng ta được tha tội, như có chép trong Hêbêrơ 9:22 – (In fact, the law requires that nearly everything be cleansed with blood, and without the shedding of blood there is no forgiveness.) “Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ.” Rõ ràng trong bữa tiệc ly cuối cùng với các môn đồ mình, Chúa Giê-xu đã phán có chép trong Mathiơ 26:27-28 – (Then he took a cup, and when he had given thanks, he gave it to them, saying, “Drink from it, all of you. This is my blood of the covenant, which is poured out for many for the forgiveness of sins.) “Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.” Sự tha tội này trải qua 2 bước chính:
a) Thứ nhất là huyết Chúa đền tội hay gọi là chuộc tội của chúng ta. Khi nói đến huyết cần thiết cho sự sống, trong Kinh Thánh không chỉ nói đến sự sống thuộc thể ở đời này mà thôi, nhưng cả cho sự sống linh hồn của chúng ta nữa. Trong Lêviký 17:11 – quyền phép để chuộc tội cho linh hồn phải là nhờ huyết thánh của Chúa Giê-xu – (For the life of a creature is in the blood, and I have given it to you to make atonement for yourselves on the altar; it is the blood that makes atonement for one’s life.) “vì sanh mạng của xác thịt ở trong huyết; ta đã cho các ngươi huyết rưới trên bàn thờ đặng làm lễ chuộc tội cho linh hồn mình; vì nhờ sanh mạng mà huyết mới chuộc tội được.” Không phải sự sống thuộc ở đời này mà huyết của Chúa Giê-xu cứu thôi, nhưng là sự sống thuộc linh của linh hồn để có thể thoát khỏi lửa địa ngục mà được vào nước thiên đàng tương giao với Chúa đời đời.
b) Thứ hai, huyết Chúa Giê-xu làm sạch mọi tội của chúng ta. Sứ đồ Giăng có nói rõ hơn trong 1 Giăng 1:7 – (But if we walk in the light, as he is in the light, we have fellowship with one another, and the blood of Jesus, his Son, purifies us from all sin.) “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.” Đây nói đến một sự tuyên bố công khai những ai tin Chúa thì được xưng là công bình, xem như là một người chưa hề phạm một tội nào, vì mọi tội của người đó đã được huyết Chúa tinh sạch. Trong nghi lễ Tiệc Thánh có 2 vật chính đó là miếng bánh nhỏ không men và chén nước nho, để biểu hiệu cho thân thể của Chúa Giê-xu đã phải bị “bầm dập” để đền tội cho chúng ta, và huyết của Ngài đổ xuống để làm sạch mọi tội của những kẻ tin.
Nhờ quyền phép của huyết Chúa Giê-xu mà chúng ta được tha tội: Thứ nhất, huyết Chúa đền tội của chúng ta; và thứ hai, huyết Chúa Giê-xu làm sạch mọi tội của chúng ta, và những ai tin Chúa thì được tuyên bố công khai là
những người công bình.
2) Huyết của Chúa Giê-xu phải đổ ra vì huyết của những con sinh vật ngày xưa qua biết bao nhiêu đời đã không thể làm sạch tội của chúng ta được. Khi quần áo chúng ta bị dơ, chúng ta rửa nước. Rửa nước thôi không ra chất dơ, nhiều lúc phải dùng thêm xà bông; có khi rửa xà bông cũng không làm sạch, chúng ta phải dùng đến những chất hóa học như “bleach.” Hơn 4,000 năm, từ con vật đầu tiên bị Chúa giết để làm chiếc áo mặc cho Ađam và Êva, huyết của tất cả các con chiên, dê, bồ câu đã không làm sạch được tội, như có chép rõ trong Hêbêrơ 10:4 – (It is impossible for the blood of bulls and goats to take away sins.) “Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được,” nên Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời đã phải đến thế gian đổ huyết trên cây thập tự, một lần là đủ cả, mới có năng quyền làm sạch mọi tội và cứu linh hồn của chúng ta ra khỏi sự chết đời đời. Quyền năng của huyết Chúa Giê-xu là để đền tội/chuộc tội/cất đi tội lỗi/tha tội/làm sạch mọi tội của tất cả những kẻ tin mà chúng ta được xưng công bình, như là những người chưa hề phạm một tội nào hết. Bài Thánh Ca số 190 có câu: “Huyết Chúa mầu nhiệm biết bao. Cho tôi sạch trắng hơn tuyết” diễn tả phần nào quyền phép của huyết Chúa Giê-xu.
Huyết của Chúa Giê-xu phải đổ ra vì huyết của những con sinh vật ngày xưa qua biết bao nhiêu đời đã không thể làm sạch tội của chúng ta được.
IV. Miền Đất Hứa
Huyết Chúa Giê-xu làm sạch mọi tội của chúng ta để làm gì và sẽ dẫn chúng ta đi đâu? Lễ vượt qua đối với người Do Thái là một dấu kỷ niệm Đức Chúa Trời đã giải cứu dân sự của Ngài ra khỏi ách nô lệ của người Aicập, và dẫn họ đến miền đất hứa phù nhiêu Ca-na-an mà Ngài đã hứa ban cho; thì cũng vậy, huyết của Chúa Giê-xu đã đổ ra để giải cứu chúng ta ra khỏi quyền lực phán xét của tội lỗi mà còn dẫn đắt chúng ta hướng về nước thiên đàng, để hưởng sự sống đời đời với Đức Chúa Trời nữa. Trong sách Hêbêrơ 10:19 có chép về quyền phép của huyết Chúa Giê-xu dẫn chúng ta đi đâu – (Therefore, brothers and sisters, since we have confidence to enter the Most Holy Place by the blood of Jesus,) “Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào nơi rất thánh.” Nơi rất thánh là ở đâu? Là nơi Đức Chúa Trời hiện diện và tể trị, hay gọi nôm na là nước thiên đàng.
Lễ vượt qua đối với người Do Thái là một dấu kỷ niệm Đức Chúa Trời đã giải cứu họ ra khỏi ách nô lệ của người Aicập, và dẫn họ đến miền đất hứa; thì cũng vậy, huyết của Chúa Giê-xu đã đổ ra để giải cứu chúng ta ra khỏi quyền lực phán xét của tội lỗi mà còn ban cho chúng ta sự dạn dĩ vào nước thiên đàng một ngày.
Để hiểu rõ về sự dạn dĩ này chúng ta cần biết thêm về nơi rất thánh trong đền thờ của người Do Thái là gì. Đền thờ của người Do Thái có nhiều phần, ở phần ngoài tường hết là chỗ dành cho những người ngoại (Gentile court), bắt đầu ở phía trong là phần dành cho phụ nữ (women court), rồi tới chỗ chỉ dành cho đàn ông và con trai người Do Thái (Isreal court); sau đó là chỗ dành riêng cho các thầy tế lễ (Priest court) rồi mới tới đền thánh. Đền thánh có 2 phần, nơi thánh (Holy place) và nơi chí thánh (holy of holies); Nơi chí thánh chính là trung tâm điểm của đền thờ mà chỉ một năm một lần, chỉ thầy tế lễ thượng phẩm vào đó trong ngày đại lễ chuộc tội để dâng của tế lễ cho tội lỗi của cả dân sự Chúa. Thầy tế lễ thượng phẩm vào chỗ đó phải có huyết của con chiên hay dê, không thì sẽ bị chết ngay lập tức. Nơi chí thánh chính là sự nghự trị/hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời thánh khiết mà con người tội lỗi không ai được trực tiếp giao thông với Ngài được. Giữa nơi thánh và nơi chí thánh thì có một bức màn (a veil) phân chia ra, dầy khoãng chừng 6”, bề cao khoãng 90 feet. Nhưng khi Chúa Giê-xu đổ huyết trên cây thập tự gía thì một điều lạ lùng xảy ra có chép trong Mathiơ 27:51, đó là chiếc màn ngăn cách giữa nơi thánh và nơi chí thánh bị gì? (At that moment the curtain of the temple was torn in two from top to bottom.) “Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới…” Đây chứng tỏ quyền năng của huyết Chúa Giê-xu đã cất đi sự phân rẽ của tất cả những kẻ tin đã được xưng công bình trọn vẹn, mà nay được dạn dĩ vào nơi rất thánh, trực tiếp giao thông với Đức Chúa Trời thánh khiết vẹn toàn, bởi vì huyết thánh của Cứu Chúa Giê-xu. Sự ngăn cách ngày xưa giữa Đức Chúa Trời thánh khiết với tổ phụ loài người là Ađam và Êva nay đã được hàn gắn lại giữa chúng ta với Chúa, là nhờ huyết thánh của Chúa Giê-xu, Con Ngài, Allêluia! Trong sách Khải Huyền 7:14-15 cho chúng ta thấy trước khung cảnh trên thiên đàng một ngày như sau: (I answered, “Sir, you know.” And he said, “These are they who have come out of the great tribulation; they have washed their robes and made them white in the blood of the Lamb. Therefore, “they are before the throne of God and serve him day and night in his temple; and he who sits on the throne will shelter them with his presence.) “Tôi thưa rằng: Lạy chúa, chúa biết điều đó. Người lại phán cùng tôi rằng: Đó là những kẻ ra khỏi cơn đại nạn, đã giặt và phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên Con. Ấy vì đó mà chúng được ở trước ngôi Đức Chúa Trời, và ngày đêm hầu việc Ngài trong đền Ngài; còn Đấng ngồi trên ngôi sẽ che chở chúng dưới trại Ngài.” Mọi tiếng, mọi dân tộc, mọi nước được dạn dĩ ở trước ngôi vinh hiển của Đức Chúa Trời một ngày mà không bị thiêu đốt bởi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, là vì áo công bình của mình đã được giặt trắng tinh bởi huyết của Chiên Con.
Khi Chúa Giê-xu đổ huyết và trút linh hồn chết trên cây thập tự gía thì chiếc màn ngăn cách giữa nơi thánh và nơi chí thánh bị xé ra làm hai từ trên chí dưới.” Đây chứng tỏ quyền năng của huyết Chúa Giê-xu đã cất đi sự phân rẽ của tất cả những kẻ tin đã được xưng công bình trọn vẹn, mà nay được dạn dĩ vào nơi rất thánh, trực tiếp giao thông với Đức Chúa Trời thánh khiết vẹn toàn.
Chúa Giê-xu Con Đức Chúa Trời đã phải đến y theo như chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời được xếp đặt từ lúc ban đầu. Huyết của Ngài phải đổ ra để làm sạch mọi tội của những kẻ tin và cứu thoát họ khỏi ách của sự chết đời đời, vì chẳng có một thứ gì có thể chuộc được, chẳng có một thần nào cứu được. Nhưng chưa hết, huyết thánh đó dẫn chúng ta một cách dạn dĩ một ngày vào nơi rất thánh để được giao thông với Đức Chúa Trời thánh khiết, thay vì trong hồ lửa địa ngục với ma quỉ và satan. Suy gẫm và hiểu rõ như vậy chúng ta mới không xem thường huyết Chúa Giê-xu đã rửa sạch tội lỗi mình rồi. Hiểu rõ sự thương khó của Chúa đã phải chịu để chuộc chúng ta bằng giá rất cao rồi, để bây giờ chúng ta sẽ lấy thân thể mình không còn sống nô lệ cho tội lỗi nữa, nhưng để sống làm sáng danh Đức Chúa Trời. Hãy để nhiều thì giờ suy gẫm về sự thống khổ và sự đổ huyết của Chúa Giê-xu trong tuần lễ thương khó này, mà sửa soạn đón đại lễ Phục Sinh năm nay cho thật xứng đáng.
Hiểu rõ sự thương khó của Chúa Giê-xu để bây giờ chúng ta sẽ lấy thân thể mình không còn sống nô lệ cho tội lỗi nữa, nhưng để sống làm sáng danh Đức Chúa Trời.
------------ Lời Mời Gọi
1) Những con chiên qua biết bao nhiêu ngàn năm bị giết trong ngày lễ Vượt Qua hay là đại lệ chuộc tội chỉ là sự biểu hiệu, cái bóng (shadow), sự tượng trung, cho đến lúc Chúa Giê-xu đến trong bữa tiệc ly và đã nói: "Này là thân thể Ta; này là huyết Ta" và sau đó bị treo trên cây thập tự chính là “cái hình thật” (real thing) của chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Lễ tiệc thánh là nghi lễ có ý nghĩa nhất để giúp nhắc nhở con cái Chúa về sự khổ nạn và đổ huyết của Ngài, mà những kẻ tin được thoát khỏi sự đóan xét của tội lỗi và nhận được sự tha tội. Con người xác thịt của chúng ta cần được nhắc nhở luôn là vì cá tánh tự nhiên của chúng ta là hay quên. Lý do chính là vì chúng ta hiện đang sống trong một thế giới tư bản của vật chất, nhiều sự bận rộn, nhiều những áp lực, mời mọc, đua đòi, cám dỗ sung sướng mà dễ làm cho chúng ta hay quên. Chúa Giê-xu thiết lập lễ tiệc thánh và trao cho con cái của Ngài mạng lệnh phải thường luôn giữ nghi lễ này là để chúng ta không quên những gì Chúa đã hy sinh, phó mạng sống của Ngài cho chúng ta. Khi chúng ta cầm miếng bánh và ly nước nho buổi sáng hôm nay, tấm lòng chúng ta sẽ ra thể nào? Lòng chúng ta có như đang thật sự đứng dưới chân thập tự và nhớ lại Chúa đã bị tử hình đổ huyết vì tội của chúng ta không? Và rồi khi chúng ta ra về sáng nay có sẽ những thay đổi gì không trong nếp sống hằng ngày, để sống xứng đáng với ơn huệ mà Chúa đã hy sinh cho chúng ta không?
2) Chúng ta có sẽ tự xét và ăn năn gì không ở dưới chân thập tự gía? Gia đình chúng ta có những điều gì cần ăn năn với Chúa không? Hội Thánh sẽ có những điều gì cần sửa đổi không, hay chúng ta cứ sẽ sống với thái độ hâm hẩm, nguội lạnh tuần qua tuần sao? Chúng ta sẽ sửa soạn đón đại lễ Phục Sinh như thế nào đây trong năm nay? Người Do Thái ngày xưa khi dự lễ Vượt Qua, họ đã phải sửa soạn rất là kỹ càng, dẹp bỏ mọi thứ có chất men, để nhờ cậy Chúa tẩy sạch mọi tội của mình. Chúng ta cũng có thể sửa soạn bằng cách tự xét lấy chính mình coi mình có phạm tội gì với Chúa mà ăn năn không?
a) Chúng ta có sẽ lột bỏ đi những tội lỗi vấn vương đang cứ đóng đinh Chúa mình trên thập tự giá không? Hay chúng ta sẽ ra về tuần này cũng lại dìm mình vào những sự bận rộn trong công ăn việc làm, đua đòi, những điếu thuốc, những lon beer, những cuộc vui chơi trong sòng bài, những cuộn video, băng nhạc CD tình yêu, Internet, phim ảnh, game boys... như mọi tuần lễ khác?
b) Tự xét xem mối liên hệ của mình với những người xung quanh như thế nào? Chúng ta có thương yêu, nâng đỡ lẫn nhau, hay chúng ta chia rẽ, nói xấu, ganh tỵ, không tha thứ cho những người khác?
3) Lễ tiệc thánh không chỉ giới hạn ở sự tha tội mà thôi, nhưng còn dẫn đến niềm hy vọng và trông cậy của sự sống đời đời trong vương quốc của Đức Chúa Trời một ngày. Chúa Giê-xu đã nói với các môn đồ trong đêm đó là Ngài sẽ không uống nước nho này với họ nữa, cho đến khi họ sẽ cùng Chúa uống chén nho mới trong bữa tiệc Chiên Con trên nước thiên đàng.
Thật mong rằng khi mỗi con cái của Chúa dự lễ tiệc thánh sáng nay và sửa soạn bước vào tuần lễ thương khó của Chúa Giê-xu,
a) Chúng ta nhớ lại thật rõ những gì Chúa đã làm cho chúng ta, từ con đường lên đồi Gôgôtha cho đến cây thập tự giá,
b) Huyết Chúa đã đổ ra để làm trọn sự giao ước tha tội cho chúng ta,
c) Và huyết đó đóng ấn niềm trông cậy cuối cùng của những người dám tin vào danh của Chúa Giê-xu, đó là sự sống đời đời trong nước thiên đàng.
The Blood of the Lamb
(Matthew 26:17-29/Exodus 12:1-28)
The greatest fear is probably the fear of death. Jesus once faced this fear of death before His crucifixion. Few days before His death, Jesus established the Lord’s Supper during the Passover festival of the Jewish people. The history of the Passover was recorded in Exodus 12. Today the Jews still keep the Passover for 7 days from the 14th through 21st during their Nisan month. Many things the Israelites had to prepare in the first Passover before they got out of the slavery in Egypt: A male sheep or goat exactly one year old without defect, unleavened bread, and bitter herbs. In all these things, the sheep or goat was most important to provide blood for the Israelites to put on their house doorframes as a sign so that the Destroyer on that night would pass-over and not kill their first born son.
There is no coincidence that Jesus establishing the Lord’s Supper during the Passover festival. The blood of the lamb or goat in the first Passover was a prophetic symbol of the shed blood of Jesus Christ, God’s Son later. Why is the blood? First, blood is the source of life; No blood, no life. To understand why Jesus must shed His blood, we also need to comprehend three basic God’s characters of holiness, righteousness and love.
What can the power of Jesus’ blood do for us? His blood pays the atonement and cleanses all of our sins that no other blood can do. Just as the Israelites preparing to get out of Egypt to go to the Promised Land, the blood of Jesus will also give us the confidence to enter into the “holy of holies” of God one day. The “holy of holies” was the center of the Jewish temple where the presence of the holy God is, that no sinner can dare to enter. There was a thick veil (about 90 feet tall) separating the “holy of holies” and all the outside courts. At the moment of Jesus’ death, this veil was torn from the top to the bottom to signify that the separation from the holy God and sinners who have been washed by the blood of Jesus is no longer existed. All saved persons can now boldly enter into the Kingdom before the throne of God.
Jesus came to die for our sins and gives us a new hope of the eternal life that we will inherit one day in God’s kingdom. May we ponder upon these truths and be prepared to celebrate the greatest holiday of the year – Easter. First, we must seriously conduct a spiritual self-exam, and ask Jesus to clean all the “old yeasts” in our heart beginning today.