Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 41

Ân Điển – Có Công Bằng Chăng?

(Amazing Grace – Is it Fair?)

Êphêsô 1:7 / Mathiơ 20:1-16

www.vietnamesehope.org

 

“Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài."

(In him we have redemption through his blood, the forgiveness of sins, in accordance with the riches of God’s grace)

“Vả, nước thiên đàng, giống như người chủ nhà kia, tảng sáng đi ra, để mướn người làm công cho vườn nho mình. 2 Khi người chủ đã định giá với người làm công, mỗi ngày một đơ-ni-ê, thì sai họ vào vườn nho mình. / 3 Ước chừng giờ thứ ba, người chủ lại ra, thấy những kẻ khác rảnh việc đứng trong chợ, 4 thì nói cùng họ rằng: Các ngươi hãy đi vào vườn nho ta, và ta sẽ trả tiền công phải cho. 5 Họ liền đi. Ước chừng giờ thứ sáu và giờ thứ chín, người chủ lại ra, cũng làm như vậy. 6 Ước chừng giờ thứ mười một, chủ ra, lại thấy những kẻ khác đứng trong chợ, thì hỏi rằng: Sao các ngươi đứng đây cả ngày không làm gì hết? 7 Họ trả lời rằng: Vì không ai mướn chúng tôi. Người chủ nói với họ rằng: Các ngươi cũng hãy đi vào vườn nho ta. / 8 Đến tối, chủ vườn nho nói với người giữ việc rằng: Hãy gọi những người làm công mà trả tiền công cho họ, khởi từ người rốt cho đến người đầu. 9 Những người làm công mướn từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người được một đơ-ni-ê. 10 Rồi tới phiên những người đầu đến, tưởng lãnh được nhiều hơn; song họ cũng lãnh mỗi người một đơ-ni-ê. 11 Khi lãnh rồi, lằm bằm cùng chủ nhà, 12 mà rằng: Những người rốt ấy chỉ làm một giờ, mà chủ đãi cũng như chúng tôi, là kẻ đã chịu mệt nhọc cả ngày và giang nắng. / 13 Song chủ trả lời cho một người trong bọn rằng: Bạn ơi, ta không xử tệ với ngươi đâu; ngươi há chẳng đã định với ta một đơ-ni-ê sao? 14 Hãy lấy của ngươi mà đi đi; ta muốn trả cho kẻ rốt nầy bằng như đã trả cho ngươi vậy. 15 Ta há không có phép dùng của cải ta theo ý muốn ta sao? Hay là ngươi thấy ta ở tử tế mà lấy mắt ganh sao? 16 Đó, những kẻ rốt sẽ nên đầu và kẻ đầu sẽ nên rốt là như vậy.”

(“For the kingdom of heaven is like a landowner who went out early in the morning to hire workers for his vineyard. 2 He agreed to pay them a denarius for the day and sent them into his vineyard. 3 “About nine in the morning he went out and saw others standing in the marketplace doing nothing. 4 He told them, ‘You also go and work in my vineyard, and I will pay you whatever is right.’ 5 So they went. “He went out again about noon and about three in the afternoon and did the same thing. 6 About five in the afternoon he went out and found still others standing around. He asked them, ‘Why have you been standing here all day long doing nothing?’ 7 “‘Because no one has hired us,’ they answered. “He said to them, ‘You also go and work in my vineyard.’ 8 “When evening came, the owner of the vineyard said to his supervisor, ‘Call the workers and pay them their wages, beginning with the last ones hired and going on to the first.’ 9 “The workers who were hired about five in the afternoon came and each received a denarius. 10 So when those came who were hired first, they expected to receive more. But each one of them also received a denarius. 11 When they received it, they began to grumble against the landowner. 12 ‘These men who were hired last worked only one hour,’ they said, ‘and you have made them equal to us who have borne the burden of the work and the heat of the day.’ 13 “But he answered one of them, ‘Friend, I am not being unfair to you. Didn’t you agree to work for a denarius? 14 Take your pay and go. I want to give the one who was hired last the same as I gave you. 15 Don’t I have the right to do what I want with my own money? Or are you envious because I am generous?’ 16 “So the last will be first, and the first will be last.”)

 

 

Nếu buổi sáng hôm nay tôi cho mỗi quí vị một sự chọn lựa, một là nhận lấy đồng bạc một đôla sáng chói này, hay hai là nhận tờ giấy 100 đôla, thì qúi vị sẽ chọn vật nào? Tôi tin chắc rằng 100% trong quí vị sẽ chọn tờ giấy 100 đôla, mặc dầu nó không có sáng chói, không đẹp, không có nặng ký như đồng bạc đôla, phải không? Tại sao vậy? Là vì mỗi người chúng ta có sự hiểu biết và phân biệt được rõ gía trị của hai vật này, nghĩa là tuy tờ giấy 100 đôla nhẹ hơn, không sáng chói như đồng bạc đôla, nhưng nó có gía trị hơn gấp 100 lần. Vì có sự hiểu biết đúng gía trị, biết phân biệt, nên quí vị có sự chọn lựa khôn ngoan và ích lợi cho mình.

 

 

I. Sự Khác Biệt là “Ân Điển

 

Quí vị có phân biệt được gía trị của đạo Tin Lành không? Có hiểu sự khác biệt giữa đạo của Chúa Giê-xu và tất cả các tôn giáo trên quả địa cầu này là gì không, mà có sự chọn lựa tin cậy Chúa chắc chắn? Vô số người ngày hôm nay sống với thành kiến đó là “đạo nào cũng tốt,” cho nên họ chưa phân biệt được gía trị Tin Lành, và vì đó họ chưa chịu tin nhận Cứu Chúa Giê-xu để được rỗi linh hồn mình.  Nếu chỉ được dùng một chữ trong Kinh Thánh bằng tiếng Anh để phân biệt rõ sự khác biệt giữa đạo Cơ Đốc (Christianity) và tất cả các tôn giáo ở trên đời (World Religions) này, thì chữ đó phải là chữ “grace,” hay được dịch ra là “Ân Điển.” Trong một buổi họp mặt của các vị Mục Sư nổi tiếng, họ đang thảo luận về mục đề “Điều gì đặc biệt duy nhất ở đạo Tin Lành.” Họ thảo luận rất lâu nào là nguồn gốc và sự tồn tại của Kinh Thánh, sự đầu thai lạ lùng của Chúa Giê-xu, những lời dạy dỗ kỳ lạ của Ngài, những phép lạ Chúa đã làm v…v… Bỗng nhiên vị Mục Sư C.S. Lewis (nhà viết sách đạo nổi tiếng trong thời đại chúng ta đây) bước vào và hỏi các quí vị đang thảo luận mục đề gì vậy; sau khi nghe được câu hỏi, Mục Sư Lewis ngay lập tức trả lời: “Câu trả lời thì dễ thôi, sự khác biệt đó là ‘ân điển’” (It’s all about Grace!).

 

Chữ “grace/ân điển” được nhắc đến tất cả 73 lần trong sách Kinh Thánh phần Tân Ước. Định nghĩa của chữ “ân điển” là ơn đẹp, là món quà (Gift) của sự thương xót/nhơn từ (Kindness and Mercy) từ Đấng Chí Cao Quyền Năng (Superior) ban xuống cho chúng ta, là những người không xứng đáng được nhận. Trong Êphêsô 1:7 chép rõ: “Chỉ có ở trong Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, chúng ta là những người chẳng ai xứng đáng, lại được cứu chuộc bởi huyết của Ngài, được tha tội và mới có dư dật ân điển của Đức Chúa Trời.”

 

 

II. Chẳng Ai Xứng Đáng Được

 

Trước hết chúng ta cùng suy gẫm xứng đáng là gì? Những kẻ giết người, hiếp dâm, ăn cướp bị hình phạt, bị bỏ tù chung thân suốt đời, bị lên án tử hình trên ghế điện thì có xứng không? Đương nhiên vì đó là định luật công bằng mà thôi.

 

a) Vụ bạo động bắn súng ở tiểu bang Connecticut tại trường tiểu học Sandy Hook mà anh Adam Lanza đã lấy súng giết chết 26 người vô cớ, một số đông là trẻ em, thì theo quí vị chúng ta phải xử thế nào cho xứng đây? Thử hỏi nếu một trong những trẻ em đã bị bắn chết liên hệ đến chính người thân trong gia đình của mình thì quí vị sẽ xử ra sao, có nghĩ đến việc tha bổng anh Adam Lanza được không? Hình phạt là điều phải xứng với cái tội ác anh đã vi phạm, vì đó là định luật “công bình” ở đời này.

 

b) Ai thích môn thể thao đua xe đạp thì chắc chắn biết “vua đua xe đạp” là anh Lance Armstrong. Sau khi khỏi bịnh ung thư, anh đã bắt đầu đua xe đạp và chiếm được 7 giải thưởng nổi tiếng “Tour de France” từ năm 1999 đến 2005. Nhưng sau này người ta khám phá ra là anh đã dùng thuốc tăng lực (enhancing performance drugs) nên anh mới thắng giải. Họ tướt hết những giải thưởng của anh và còn cấm anh từ đây không được dự bất cứ cuộc đua xe đạp quốc tế nào nữa. Hình phạt anh Lance Armstrong phải chịu xứng với điều gian dối anh đã vi phạm, vì đây là định luật công bình ở đời này mà thôi.

 

Loài người chúng ta sống ở trên đời này luôn dựa trên định luật công bằng: có tội thì phải bị phạt, mắc nợ thì phải trả, ai làm phải thì được thưởng thôi. Nếu chú ý quan xát thì thấy tất cả mọi tôn giáo ở trên thế giới này đều dựa trên định luật công bình, nghĩa là ai cũng ý thức mình đã làm những điều ác trong đời, trái với lương tâm, nên họ phải cố gắng hết sức làm những việc lành gì đó, để mong có thể “đền bù” những lỗi lầm của mình, vì đó là luật công bằng. Sự cố gắng đó có thể là làm việc thiện bố thí cho người nghèo, tu trì ép xác, lấy roi đánh mình, chịu khổ ăn chay, tụng kinh gõ mõ, vì những việc lành này may ra “bù đắp” cái lỗi của mình, đó là định luật công bằng. Mọi tôn giáo đều dạy con người phải làm việc lành, phải cố gắng tự sức mình thì linh hồn sẽ thoát được hình phạt và may ra một ngày được yên nghỉ ở một chỗ bình an.

 

 

III. Sự Thương Xót của Chúa

 

Nhưng “ân điển” của Chúa ban cho thì không như vậy, không theo tiêu chuẩn công bằng thiếu xót của con người, không định theo những thành quả do sự cố gắng của con người, nhưng khác biệt ở chỗ là hoàn toàn dựa trên sự thương xót nhơn từ của Chúa. Cho thấy vài thí dụ.

 

1) Trong đời tiên tri Giôna, có một dân tộc sống ở thành Ninive. Dân này rất tàn ác, giết người, hà hiếp, và cướp của không gớm tay. Họ cậy vào phù phép mà phản nghịch cùng Chúa. Nếu theo tiêu chuẩn công bằng thì Đức Chúa Trời đã phải hủy diệt họ ngay rồi vì những tội ác “tầy trời” họ đang làm; nhưng Ngài đã sai tiên tri Giôna đến cáo trách tội của họ và nếu họ ăn năn thì Chúa sẽ tha. Mới đầu thì Giôna không chịu đi, vì có lẽ ông tự nghĩ dân tộc này là dân ngoại bang và tàn ác như vậy thì không đáng được Chúa cứu, nhỡ họ nghe lời cáo trách, ăn năn và rồi Đức Chúa Trời tha cho họ thì quả là bất công chăng? Nhưng sau này thì Giôna bị Chúa phạt ở trong bụng cá lớn 3 ngày 3 đêm thì mới chịu đến cáo trách họ. Trong Giôna 3:4-10 có chép – (Jonah began by going a day’s journey into the city, proclaiming, “Forty more days and Nineveh will be overthrown.” 5 The Ninevites believed God. They declared a fast, and all of them, from the greatest to the least, put on sackcloth. 6 When the news reached the king of Nineveh, he rose from his throne, took off his royal robes, covered himself with sackcloth and sat down in the dust. 7 Then he issued a proclamation in Nineveh: “By the decree of the king and his nobles: Do not let people or animals, herds or flocks, taste anything; do not let them eat or drink. 8 But let people and animals be covered with sackcloth. Let everyone call urgently on God. Let them give up their evil ways and their violence. 9 Who knows? God may yet relent and with compassion turn from his fierce anger so that we will not perish.” 10 When God saw what they did and how they turned from their evil ways, he relented and did not bring on them the destruction he had threatened.) “Giô-na khởi đầu vào trong thành đi một ngày, thì rao giảng và nói rằng: Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị đổ xuống! 5 Dân thành Ni-ni-ve tin Đức Chúa Trời. Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ. 6 Tin ấy đồn đến vua Ni-ni-ve, vua đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro. 7 Đoạn vua truyền lịnh nầy ra trong thành Ni-ni-ve, như là lời dụ của vua cùng của các kẻ tôn trưởng: Không luận người ta hay thú vật, không luận bầy bò hay bầy chiên, đều chớ nếm chi hết. Không được để cho nó ăn, cũng không uống nước; 8 nhưng người ta và thú vật đều phải quấn bao gai. Mọi người khá ra sức kêu cùng Đức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình. 9 Ai biết rằng hoặc Đức Chúa Trời sẽ không xây lại và ăn năn, xây khỏi cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết, hay sao? 10 Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó.” Có dậy thôi sao? Dân thành Ninive chỉ chịu nghe lời cáo trách, ăn năn, tin cậy, và chịu kêu cầu Chúa là được tha sao? Còn hình phạt của những tội ác họ đã làm thì sao? Ai sẽ đền bù đây? Sao bất công vậy? Đức Chúa Trời thương xót tha cho họ khi họ ăn năn và kêu cầu Ngài, vì ân điển của Ngài.

 

2) Trong lúc Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên cây thập tự gía thì có hai tên trộm cướp cùng bị tử hình bên cạnh Ngài: một tên ở bên phải và một tên ở bên trái. Bản án tử hình là hình phạt đau đớn và nhục nhã nhất trong thời đó, cho nên chỉ dành cho những ai không phải là công dân Lamã mà thôi; như vậy hai tên trộm này chắc đã phạm tội gì nặng lắm mới xứng đáng bị hình phạt chúng nó phải chịu, vì theo lẽ công bình mà thôi. Nhưng trong lúc bị treo trên cây thì tên cướp bên phải ăn năn, tin Chúa Giê-xu thì được chính Ngài hứa gì? Trong Luca 23:40-43 chép – (But the other criminal rebuked him. “Don’t you fear God,” he said, “since you are under the same sentence? 41 We are punished justly, for we are getting what our deeds deserve. But this man has done nothing wrong.” 42 Then he said, “Jesus, remember me when you come into your kingdom.” 43 Jesus answered him, “Truly I tell you, today you will be with me in paradise.”) “Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? 41 Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác. 42 Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! 43 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.” Tên này quở trách tên cướp kia, nhận hình phạt mình chịu là xứng với tội mình đã làm; Điều quan trọng hơn nữa, nó tin cậy Chúa Giêsu, nên hướng đến Ngài và xin Chúa nhớ đến nó khi Chúa về nước của Ngài.” Nếu nó không tin, chắc chắn sẽ không “xin” Chúa, và chính Chúa Giê-xu đã hứa gì với tên cướp này? Ngài hứa ban cho nó nước thiên đàng (barađi) ngay ngày hôm đó. Barađi hay thiên đàng là gì? Là nơi một kẻ tin được ở ngay với Chúa và không có chỗ nào bình an, thỏa lòng cho bằng được ở với Chúa, thì có ma nào dám đụng và quỉ nào dám phá nữa. Có dậy thôi sao? Còn những tội ác của tên ăn cướp đã làm trong cuộc đời của hắn thì ai sẽ phải chịu hình phạt đền bù cho nó đây? Nó chỉ có tin thôi là được sự sống đời đời và ở trong nước thiên đàng ngay sao? Nghe thật là vô lý quá? Sự công bằng ở đâu? Chúa Giê-xu thương xót tên cướp đã tin cậy Ngài và ban cho nước thiên đàng ngay hôm đó, vì ân điển của Ngài.

 

Cho nên đặc tánh của ân điển được tóm tắt như sau:

 

a) Ân điển của Chúa không dựa theo tiêu chuẩn công bình vào những cố gắng của con người.

 

b) Ân điển của Chúa ban cho đến do tự lòng nhơn từ thương xót của Ngài.

 

c) Chắng có ai xứng để được ân điển của Chúa hết, chỉ có thể lấy đức tin của mình mà nhận thôi.

 

d) Ân điển của Chúa ban cho mọi người ngang như nhau, không lệ thuộc vào địa vị của một cá nhân, người đó đã gặt hái được những thành qủa gì rồi hay đang có gì.

 

 

IV. Ẩn Dụ Người Chủ Vườn và Những Người Làm Công

 

Điều hay nhất để hiểu thêm ý nghĩa của Ân điển đó là dùng chính lời của Chúa Giê-xu đã dạy qua những ẩn dụ, như là ẩn dụ về “Người chủ vườn và những người làm công” có chép trong Mathiơ 20:1-16.

 

1) Câu 1-2 chép về một người chủ giàu có, ông có đồn điền vườn nho đã đến mùa gặt, và muốn đi kiếm những người làm công cho mình – “Vả, nước thiên đàng, giống như người chủ nhà kia, tảng sáng đi ra, để mướn người làm công cho vườn nho mình. 2 Khi người chủ đã định giá với người làm công, mỗi ngày một đơ-ni-ê, thì sai họ vào vườn nho mình.” Từ lúc tảng sáng và giờ thứ nhất của người Do Thái nghĩa là 6:00 giờ sáng của chúng ta, ông chủ đã ra chợ và thấy có một số người đang đứng không rảnh rỗi, không có việc gì làm hết, nên ông mướn họ làm công cho mình. Những người này có lẽ không có tài năng đặc biệt gì hết nên không thể kiếm được một việc tốt nào, nhưng cứ đứng ở chợ, may ra có ai mướn mình. Ông chủ vườn mướn hết mọi người bất cứ ai muốn đi làm, và cũng đã định gía sẵn với họ là một ngày làm việc từ 6:00 giờ sáng đến 6:00 giờ chiều sẽ là một Đơniê. Đơniê là đơn vị trả lương cho những người lính Lamã lúc bấy giờ; có thể là khoãng 80 đôla mỗi ngày theo tiêu chuẩn “minimum wage” của chúng ta ngày nay. Ai nấy đều đồng ý và rồi những người làm công đó đều đi làm cho ông chủ vườn.

 

2) Câu 3-7, ông chủ lại ra chợ tìm thêm những người làm việc cho mình từ giờ thứ ba nghĩa là 9:00 giờ sáng, giờ giữa trưa, 3 giờ chiều, mà còn ra mướn những người làm công vào lúc giờ thứ 11, nghĩa là 5 giờ chiều rồi – “Ước chừng giờ thứ ba, người chủ lại ra, thấy những kẻ khác rảnh việc đứng trong chợ, 4 thì nói cùng họ rằng: Các ngươi hãy đi vào vườn nho ta, và ta sẽ trả tiền công phải cho. 5 Họ liền đi. Ước chừng giờ thứ sáu và giờ thứ chín, người chủ lại ra, cũng làm như vậy. 6 Ước chừng giờ thứ mười một, chủ ra, lại thấy những kẻ khác đứng trong chợ, thì hỏi rằng: Sao các ngươi đứng đây cả ngày không làm gì hết? 7 Họ trả lời rằng: Vì không ai mướn chúng tôi. Người chủ nói với họ rằng: Các ngươi cũng hãy đi vào vườn nho ta.” 5 Giờ chiều rồi sao vẫn còn mướn, chỉ còn một tiếng đồng hồ nữa là hết giờ làm việc, và những người được mướn trễ này chỉ làm có một tiếng đồng hồ thôi. Điều này nói lên tâm tình của ông chủ vườn không phải chỉ lo cho vườn của mình mà thôi, nhưng muốn mọi người thất nghiệp đều có cơ hội làm công cho ông để được lương.

    

3) Câu 8-12, khi đến tối 6:00 giờ chiều, mặt trời đã lặn, hết gặt hái được nữa, thì ông chủ gọi các người làm công của mình ra trả lương cho họ - “Đến tối, chủ vườn nho nói với người giữ việc rằng: Hãy gọi những người làm công mà trả tiền công cho họ, khởi từ người rốt cho đến người đầu. 9 Những người làm công mướn từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người được một đơ-ni-ê. 10 Rồi tới phiên những người đầu đến, tưởng lãnh được nhiều hơn; song họ cũng lãnh mỗi người một đơ-ni-ê. 11 Khi lãnh rồi, lằm bằm cùng chủ nhà, 12 mà rằng: Những người rốt ấy chỉ làm một giờ, mà chủ đãi cũng như chúng tôi, là kẻ đã chịu mệt nhọc cả ngày và giang nắng.” Điều lạ là ông chủ vườn trả lương bắt đầu cho những người làm giờ trễ nhất, là những người chỉ làm có một tiếng đồng hồ thôi thì được 1 Đơniê. Khi những người kia làm nhiều giờ hơn thấy vậy thì tự nghĩ mình xứng đáng được nhận gấp nhiều hơn, vì đã phải giang nắng cả ngày, có người đến 12 tiếng đồng hồ, thì đó mới là lẽ công bình. Nhưng họ ngạc nhiên là ông chủ trả lương cho mọi người làm công y hệt như nhau, không ai hơn ai, cũng chỉ là một Đơniê. Thấy bất công thì những người làm nhiều hơn lằm bằm với ông chủ vì mình làm nhiều giờ hơn mà cũng được bằng lương với người được mướn trễ, làm chỉ có một tiếng đồng hồ, sự công bằng ở đâu?

 

4) Câu 13-15, ông chủ vườn trả lời như thế nào? “Song chủ trả lời cho một người trong bọn rằng: Bạn ơi, ta không xử tệ với ngươi đâu; ngươi há chẳng đã định với ta một đơ-ni-ê sao? 14 Hãy lấy của ngươi mà đi đi; ta muốn trả cho kẻ rốt nầy bằng như đã trả cho ngươi vậy. 15 Ta há không có phép dùng của cải ta theo ý muốn ta sao? Hay là ngươi thấy ta ở tử tế mà lấy mắt ganh sao?” Thứ nhất, ông chủ có bất công không, khi ông đã định trước giao kèo lương bổng là một Đơniê và tất cả những người làm công cho ông đều đồng ý với cái lương đó. Thứ hai, việc ông chủ đối xử tử tế rộng lượng với những người ông chủ muốn làm, có liên hệ gì đến họ không hay đó là quyền tự do của người chủ vườn tùy theo ý người muốn? Một điều nguy hiểm trong đời sống cơ đốc mà mỗi con cái Chúa phải coi chừng đó là thái độ lên mình tự hào, khi mình ở trong Chúa quá lâu năm, làm được nhiều việc (nhiều giờ phải giang nắng) cho Ngài và đâm ra so sánh với những người khác, để rồi tự nghĩ “tôi mới xứng đáng được ân điển của Chúa, mới xứng đáng được nhiều ơn phước hơn” chứ còn “bọn đó” thì chẳng đáng?

 

Trong ẩn dụ này đương nhiên người chủ vườn biểu tượng chính là Chúa, và “Đơniê” chính là ân điển, là món quà của sự sống đời đời trong nước thiên đàng, Barađi, mà Chúa ban cho không, cho bất cứ ai muốn ngang như nhau. Vì tự lòng nhơn từ thương xót của Chúa, Ngài muốn mọi người không kể tuổi tác, học vấn, năng khiếu đều được cứu, để hưởng nước thiên đàng của Ngài, miễn là người đó chịu nhận lấy món quà ân điển mà thôi. Có người hay lấy lý do bào chữa: “Tôi gìa rồi, trễ rồi làm sao Chúa cứu được nữa?”  Nhớ rằng những người được mướn làm trễ vào giờ thứ 11, làm chỉ có một tiếng thôi cũng được một Đơniê, vì họ bằng lòng chịu đi làm cho ông chủ. It’s never too old to be saved, chỉ có muốn không thôi! Đơniê đây là phần thưởng nước thiên đàng (nhớ ẩn dụ bắt đầu bằng những chữ ‘nước thiên đàng’) mà Chúa muốn ban cho mọi người nào muốn nhận, ngang như nhau, không lệ thuộc vào người đó đã làm được những việc lành gì, làm được mấy giờ, đi nhà thờ bao lâu rồi. Có lần một người hỏi nữ tu sĩ masơ Têrêsa khi bà còn sống: “Khi lên thiên đàng thì chắc bà được cơ hội may mắn vào thiên đàng hơn chúng tôi chăng?” Masơ Têrêsa trả lời: “Không đâu, tôi với anh có cùng một cơ hội ngang như nhau để được vào nước thiên đàng, đó là do ân điển Chúa ban cho không, chỉ có cái là mình có muốn nhận không mà thôi!” Anh Jeffrey Dahmer ở tiểu bang Kentucky là người đã một lần giết 17 người, cắt tay chân họ bỏ vào tủ lạnh ăn, sau này vào tù, được nghe giảng Tin Lành, nhận lễ Báptêm, cuộc đời thay đổi bắt đầu đọc Kinh Thánh và đi nhóm thờ phượng Chúa cho đến ngày lên ghế điện, anh có cùng một cơ hội để được ân điển như chúng ta mà thôi, vì anh đã ăn năn và tin nhận Cứu Chúa Giê-xu. Chúng ta có cùng một cơ hội như anh Adam Lanza đã giết 26 người ở trường tiểu học Sandy Hook, nếu anh bằng lòng ăn năn và lấy đức tin tiếp nhận Cứu Chúa Giê-xu. Không ai trong chúng ta xứng đáng nhận được ân điển của Chúa; Cùng một lúc, không có tội ác nào mà Chúa không nhơn từ tha thứ được bởi ân điển của Ngài, miễn là người đó có bằng lòng tin nhận Ngài, chứ không cậy vào sự cố gắng của mình. Chúng ta không thể nào làm thêm điều gì để có được thêm ân điển, vì nó lệ thuộc hoàn toàn vào sự thương xót, lòng nhơn từ của Chúa ban cho mà thôi. Đó là ân điển, đó là sự phân biệt rõ ràng giữa đạo Tin Lành và tất cả các tôn giáo khác ở trên quả địa cầu – It’s all about Grace!

 

Vì ân điển lạ lùng này mà vô số người ngày nay không thể tin Chúa được, vì thấy đó là một điều hết sức là bất công, chỉ có tin nhận Chúa thôi sao? Chúa ban cho họ sự thương xót, nhưng họ cứ vẫn muốn bám vào sự công bình nên sẽ không được cứu. Câu chuyện một người phụ nữ mất chồng và có một đứa con trai duy nhất lỡ phạm một tội nặng bị ra tòa xử. Người mẹ nài xin ông tòa nhơn từ thương xót tha bổng cho con trai mình vì đó là nguồn sức sống cuối cùng của bà. Ông quan tòa nghe vậy thì bực mình lên tiếng nói: “Làm sao tôi tha bổng cho con bà được với tội ác anh đã phạm, vậy thì công bằng (justice) ở đâu?” Người đàn bà đính chính: “Thưa ông! Tôi không có xin ông đối xử với nó bằng sự công bằng; nhưng tôi xin ông ban cho nó sự nhơn từ và thương xót mà thôi.”  Justice will destroy you because all have sinned; only Mercy of God can save you. So what do you want? Ân điển là sự nhơn từ thương xót của Chúa, chứ không phải là sự công bình của Ngài đối với chúng ta. Nhưng chúng ta cũng đừng quên là Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình, vì khi Ngài thương xót chúng ta, Chúa đã phải trả một gía rất công bình thế cho chúng ta, ấy chính là mạng sống, huyết của Con một Ngài đã đổ ra ở trên cây thập tự gía, để chuộc mọi tội của mỗi người chúng ta. Ân điển là điều mà “người cho” (Giver) phải bị mất mát tất cả, còn “người nhận” (receivers) thì chẳng tốn gì cả! Trong sách Rôma 6:23 có chép – (For the wages of sin is death, but the gift of God is eternal life in Christ Jesus our Lord.) “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.” Sự chết là tiền công, là hình phạt công bình xứng với tội lỗi; còn ân điển là món quà của sự sống đời đời trong Cứu Chúa Giê-xu mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta, bởi lòng nhơn từ thương xót của Ngài.

 

Quả thật và cảm tạ Chúa ban cho ân điển, không dựa theo sự công bình của con người, nhưng bởi lòng nhơn từ thương xót của Ngài. Trong Kinh Thánh, sách cuối cùng, đoạn cuối cùng đó là Khải Huyền 22:21, tôi muốn mượn để kết thúc sứ điệp truyền giảng sáng nay – (The grace of the Lord Jesus be with God’s people. Amen.) “Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jêsus ở với mọi người!” Amen!

 

 

------------------ Lời Mời Gọi

 

Đức Chúa Trời là Đấng Yêu Thương. Khi Chúa dựng nên loài người giống hình ảnh của Ngài, Chúa đã có một mục đích đời đời đó là loài người được “tương giao/thông công” với Ngài trong nước thiên đàng. Nhưng vì tội lỗi đã phân rẽ chúng ta khỏi mục đích này của Chúa; Nên Ngài đã ban cho ân điển qua Con một của mình, trong hình hài của Cứu Chúa Giê-xu, đã đến thế gian để hàn gắn lại mối tương giao đó. Gía công bình mà Chúa phải trả đó là sự hy sinh đổ huyết của Cứu Chúa Giê-xu trên cây thập tự để chuộc tội cho chúng ta, và hễ ai bằng lòng tin nhận Chúa Giê-xu thì được tha tội bởi huyết của Ngài, và nhận được sự sống sống đời đời trong nước thiên đàng của Chúa. Sự cứu rỗi này Chúa ban cho không, nghĩa là không lệ thuộc vào sự cố gắng hay những thành qủa gì mà chúng ta đã có hay đang cố gắng thâu lượm; Ân điển không mua được bằng tiền bạc, hay đổi chác được bằng những công đức, công trạng cá nhân, nhưng một người chỉ nhận lấy bởi đức tin.

 

Bạn đang đi theo con đường nào? Con đường tự sức cố gắng riêng của mình, hay hoàn toàn nhờ cậy vào ân điển của Chúa? Con người chúng ta yếu như cây sậy đứng trước lưới hái của tử thần, thì làm sao tự cứu mình được khỏi hình phạt đời đời trong hồ lửa địa ngục? Chỉ một con vi trùng nhỏ trong không khí thôi cũng có thể làm cho bất ai bị cảm cúm như “gà chết?”  Đức Chúa Trời ban cho chúng ta điều tốt hơn đó là ân điển, chứ không phải sự công bằng; Tại sao chúng ta lại không nhận điều dễ hơn vì tiêu chuẩn công bằng chỉ lên án chúng ta mà thôi. Hãy cứ như tên trộm cướp bị treo ở bên cạnh Chúa Giê-xu ngày xưa đã tin Chúa Giê-xu và xin được ở trong nước Ngài, thì ngay ngày hôm nay bạn cũng hạ mình xin Chúa Giê-xu đi, để sẽ nhận được sự bảo đảm của sự sống đời đời trong nước thiên đàng, ân điển lạ lùng.

 

Là con cái Chúa, số đông người trong chúng ta đã hiểu và nhận được “ân điển lạ lùng” thì cũng mong sẽ giúp đỡ chúng ta biết sống đối xử với mọi người một cách nhơn từ và đầy ân huệ hơn, chứ không có chỉ thích “bới lông tìm vết,” hay ưa chỉ trích nhau. Thử hỏi kẻ mù có xét đóan người què được không? Thử hỏi người nghèo có chỉ trích kẻ ăn mày được không? Tội lỗi của tôi ngửi có thơm hơn tội lỗi của quí vị trước mặt Chúa không? (Does my sins smell better than yours?) Tại sao chúng ta cứ còn giữ kỹ những “hiềm khích trong quá khứ,” những “cay đắng” của những người đã phạm nghịch cùng mình, mà chính mình là người đã nhận được ân điển của Chúa rồi và được gắn vào thân thể của Đấng Christ là Hội Thánh? If grace cannot be found in the church of God, then where can it be found? Chúng ta ở trong cùng một tình trạng (same “boat”) mà đã được Chúa thương xót cứu chuộc và cùng gọi chúng ta vào làm việc cho Ngài trong vườn của Chúa, thì hãy cậy ân điển của Chúa mà đối xử với nhau, như Chúa đã thương xót nhơn từ đối xử với chính mình y như vậy! 

 

-----------------------------------------------------------------------

Amazing Grace - Is it Fair?

(Ephesians 1:7 / Matthew 20:1-16)

 

What is the unique difference between Christianity and all other religions? If there is only one word to answer this question then that word must be “grace.” Grace is the free gift from God that is available to all of us who do not deserve. That free gift is the eternal life in God’s kingdom by the redemption through Jesus’ blood (His Son). No one can do anything to earn God’s grace, just receive by faith. Grace is based on God’s mercy, not fairness. All world religion systems are based on fairness and teach everyone to do as much good works with the hope one day to escape the punishment of sins.

 

One of the best parables to illustrate God’s grace is the parable of the Workers in the Vineyard recorded in Matthew 20:1-16. In this parable, the landowner hired workers at different times in a day, but paid all of them the same which was one denarius as all had agreed. Those who worked longer hours were envious and complaining about the unequal pays of the landowner instead of accepting his fairness, right, and praising his generosity. This parable clearly teaches that grace is given freely and not based on how many accomplishments (hours of working) that one has gained. No one can do more to have more grace because it is given equally to everyone by faith. Cannibal Jeffrey Dahmer, mass-killer Adam Lanza, cheated Lance Armstrong, Mother Teresa, evangelist Billy Graham, you and I have the same privilege and reward of heavenly kingdom by faith in Jesus. God’s grace is for the last as well as the first. No one is deserved God’s grace and no sin is too bad that God’s grace cannot forgive. God gives us a better way to be saved, grace and mercy, not justice and fairness - Praise God! Why don’t you just ask God for it? Are you willing to put off your prideful spirit and believe Jesus today?