Trang Đầu | Mục Lục | Ngược Lại | Theo Thứ Tự ABC | Ngược Lại và Theo Thứ Tự ABC | Hướng Dẫn
Tác
Tác giả ba lá thư Giăng cùng Phúc Âm Giăng vàKhải Huyền là sứ đồ Giăng. Giăng được mô tả là “môn đồ mà Đức Chúa Giê-xu yêu”và là “người đang bữa ăn tối nghiêng mình trên ngực Đức Chúa Giê-xu” (Giăng21:20). Ông là người chứng kiến việc Chúa Giê-xu bị giáo đâm (Giăng 19:35). Mặcdù không nêu tên, chúng ta biết Giăng và Anh-rê là môn đồ của Giăng Báp-tít, đượcgiới thiệu với Chúa Giê-xu và là một trong những môn đệ đầu tiên của Ngài (Giăng1:35-40). Theo Ma-thi-ơ và Mác, Giăng là con của Xê-bê-đê và là em của Gia-cơ(Ma-thi-ơ 4:21-22; Mác 1:19-20). Hai anh em được Chúa đặt tên Bô-a-nẹt (“contrai của sấm sét,” Mác 3:17) có lẽ vì tính nóng nảy của họ (Lu-ca 9:54). Gia-cơvà Giăng cũng là người xin Chúa cho được ngồi hai bên Chúa khi Ngài được vinhhiển (Mác 10:35-40).
Giăng là một trong 120 môn đồ tại Phòng Cao(Công vụ 1:12-15) và cùng kinh nghiệm sự đầy dẫy Đức Thánh Linh trong Lễ NgũTuần (Công vụ 2:1-12). Ông cùng với Phi-e-rơ giúp cho người què được chữa lành(Công vụ 3:1-11) để rồi cùng bị giam và bị đưa ra xử trước Tòa Công Luận (Côngvụ 4:1-14). Phi-e-rơ và Giăng là người đến đặt tay cho người Sa-ma-ri để họnhận Đức Thánh Linh (Công vụ 8:14, 17, 25). Lời mở đầu sách Khải Huyền cho biếtđang khi bị đày ở đảo Bát-mô, Giăng nhận được mạc khải để viết sách Khải Huyền(Khải 1:1-2; 9).
Theo các tài liệu lịch sử, Giăng là giám mụccủa Hội Thánh Ê-phê-sô và dù bị lưu đày, ông đã qua đời lúc tuổi già chứ khôngbị tử vì đạo như một số các sứ đồ khác.
Bối Cảnh
Nội dung Thư I Giăng cho thấy độc giả của ôngđang phải đương đầu với một tà giáo phủ nhận nhân tính của Chúa Giê-xu. Nhómngười chủ trương tà giáo nầy là những người ly khai khỏi Hội Thánh (2:19). Tàgiáo nầy tương đương với chủ trương của Trí Huệ Phái (Gnosticism) trong thế kỷthứ hai, gộp tư tưởng Cơ-đốc giáo với ngoại giáo. Họ nhấn mạnh đến hiểu biếthay tri thức (gnosis) và cho rằng đường lối cứu rỗi chỉ được bày tỏ racho một số người giới hạn được biết. Phương cách nầy gồm sự thoát khỏi nhà tù vậtchất là thân thể để được siêu thoát đến Đức Chúa Trời.
Tà giáo trong thời sứ đồ Giăng là tiền thân của Trí Huệ Pháivới chủ trương cho rằng vật chất là xấu, tâmlinh mới tốt lành. Đối với họ, cứu rỗi là thoát khỏi lãnh vực vật chất, bướcvào lãnh vực tâm linh. Phương tiện để đạt được sự giải thoát nầy là trí huệ (gnosis)hay tri thức, hiểu biết. Tên gọi Trí Huệ Phái (Gnosticism) phát xuất từ chữ gnosis(hiểu biết) và chỉnhững người ở “vòng trong” mới được truyền cho bí quyết giải thoát đó. Vì chủtrương như vậy cho nên họ cho rằng một khi đã được giải thoát khỏi lãnh vực vậtchất thì họ không còn phạm tội nữa. Họ cũng nói, những điều gọi là tội thuộcphạm vi vật chất, không liên quan đến tâm linh đã được giải thoát (1:8).
Tà giáo nầy cũng phủ nhận sự việc Chúa Giê-xumang thể xác con người. Lý luận của họ là, Chúa Giê-xu là Đấng thần linh (tốt)không thể nào mang thân xác con người là điều xấu. Họ cho rằng, Chúa Giê-xu chỉcó vẻ như mang thân xác con người, nhưng thật sự không phải như vậy. Đây làtiền thân của tà thuyết Docetism (từ động tự dokeo, nghĩa là “có vẻ”).Một cách khác để phủ nhận Chúa Giê-xu mang thể xác con người là cho rằng, “linhGiê-xu”chỉ nhập vào “con người Giê-xu” lúc Chúa chịu báp-têm và “linh” đó rờikhỏi Chúa Giê-xu lúc Ngài chịu đóng đinh. Đây là tà thuyết Cerinthianism, doCerinthus chủ trương trong thế kỷ thứ nhất (Tenney, 375-376). Đây cũng là tàthuyết của Nestorius trong thế kỷ thứ năm, nhằm phân biệt “con người Giê-xu”(xác thịt) với “Christ” (thần linh).
Vì những chủ trương sai lạc trên, sứ đồ Giăngviết lá thư nầy để nhắc nhở độc giả phải sống đời đạo đức, yêu thương, vâng giữđiều răn của Chúa đồng thời phải công nhận cả nhân tính lẫn thần tính của ChúaGiê-xu (4:1-3; 2:22).
Độc Giả
Thư I Giăng được viết như lời giáo huấn của ngườichăn đối với con chiên và vì Giăng sống những ngày cuối đời ở Ê-phê-sô nên cáchọc giả cho rằng Thư I Giăng cũng như II và III được viết tại Ê-phê-sô cho cácHội Thánh trong vùng Tiểu Á như các Hội Thánh trong Khải Huyền 2-3.
Thời Gian
Đối chiếu Giăng 20:31 với I Giăng 5:13 chúng tacó thể đi đến kết luận là Thư I Giăng được viết sau Phúc Âm Giăng để giúp cáctín hữu xác nhận niềm tin. Do đó, nếu Phúc Âm Giăng được viết trong khoảng năm85 S.C. thì Thư I Giăng có lẽ được viết khoảng 10 năm sau, tức là khoảng năm 95S.C.
Bố Cục
I. LỜI MỞĐẦU (1:1-4)
II. SỨĐIỆP VÀ ÁP DỤNG ĐẠO ĐỨC (1:5 – 2:2)
1. Phủ nhậntội lỗi trong mối tương giao với Đức Chúa Trời (1:6-7)
2. Phủ nhậntội lỗi trong bản chất (1:8-9)
3. Phủ nhậntội lỗi trong hành động (1:10 – 2:2)
III. NHỮNGTRẮC NGHIỆM TÂM LINH I (2:3-27)
1. Trắcnghiệm đạo đức: vâng lời (2:3-6)
2. Trắcnghiệm xã hội: yêu thương (2:7-11)
3. Ngoài đềvề Hội Thánh (2:12-14)
4. Ngoài đềvề thế gian (2:15-17)
5. Trắcnghiệm giáo lý: niềm tin (2:18-27)
IV. NHỮNGTRẮC NGHIỆM TÂM LINH II (2:28 – 4:6)
1. Chi tiếtvề trắc nghiệm đạo đức: công chính (2:28 – 3:10)
2. Chi tiếtvề trắc nghiệm xã hội: yêu thương (3:11-18)
3. Ngoài đềvề vững tin (3:19-24)
4. Chi tiếtvề trắc nghiệm giáo lý: niềm tin (4:1-6)
V. NHỮNGTRẮC NGHIỆM TÂM LINH III (4:7 – 5:5)
1.Thêm chitiết về trắc nghiệm xã hội: yêu thương (4:7-12)
2. Kết hợptrắc nghiệm giáo lý và xã hội (4:13-21)
3. Kết hợpba trắc nghiệm (5:1-5)
VI. BANHÂN CHỨNG VÀ LÒNG VỮNG TIN (5:6-17)
1. Ba nhânchứng (5:6-12)
2. Lòng vữngtin (5:13-17)
VII. LỜIKHẲNG ĐỊNH VÀ CẢNH BÁO (5:18-21)
Balz, Horst and Schneider, Gerhard (Editors), ExegeticalDictionary of The New Testament, Three volumes (Grand Rapids, Michigan:William B. Eerdmans 1990)
Bauer, Walter, A Greek-English Lexicon of the NewTestament and Other Early Christian Literature (Chicago: The University ofChicago Press 1979)
Jackman, David, T
Kruse, Colin G., The Letters of John, The Pillar NewTestament Commentary (Grand Rapids, Michigan: William B. Eerdmans 2000)
Morris,Leon, New Bible Commentary, 21st
Tenney, Merrill C. (Revised by Walter M. Dunnett), NewTestament Survey, Revised (
Thompson, Marianne Meye, The IVP New TestamentCommentary Series (Downers Grove,Illinois: Inter-Varsity Press 1992)