Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 9

Biết nghe

Châm-ngôn 18:13

"Trả lời trước khi nghe,Ay là sự điên dại và hổ thẹn cho kẻ làm vậy."

Câu hỏi suy ngẫm: "Nói nhiều nghe ít" bộc lộ bản tính nào của con người? Làm sao tránh được tính "trả lời trước khi nghe"? "Biết nghe" giữ vai trò quan trọng thế nàot rong việc khải đạo và nâng đỡ, an ủi người khác?

Khi chuyện trò, nghe là yếu tố vô cùng quan trọng. Người nào cũng phải mau nghe, chậm nói, chậm giận." Chúa tạo dựng chúng ta có hai tai mà chỉ có một cái miệng. Miệng vừa dùng để ăn, vừa để nói. Thế mà chúng ta có tật nói nhiều mà nghe ít. Chúng ta cần học để biết nghe nhiều hơn.

Châm-ngôn 18:13 nêu lên lỗi lầm chúng ta cần tránh ấy là trả lời trước khi nghe. Để tránh lỗi lầm này chúng ta cần phải làm gì?

Không cướp lời: Có khi người khác nói nửa chừng, chưa hết câu, hết ý, chúng ta đã vội vã lên tiếng cắt đứt câu chuyện người khác đang nói. Chúng ta cướp lời có khi vì thiếu kiên nhẫn, không thể chờ đợi cho người khác nói hết ý của họ. Có khi chúng ta cướp lời vì sợ người khác nói đến điều chúng ta không thích nghe. Có khi chúng ta cướp lời vì người khác nói đến điều chúng ta hứng chí, nên chúng ta vội lên tiếng kẻo trễ. Vì bất cứ lý do nào, cướp lời là một cách nói chuyện thiếu tế nhị, tỏ ra chúng ta không tôn trọng người khác, và tỏ ra niềm bất an của mình. Cướp lời có thể khiến người đối diện buồn phiền và cuộc đối thoại bế tắc vì không ai hiểu ai. Để chuyện trò tốt đẹp, chúng ta cần biết kiên nhẫn lắng nghe người khác nói cho hết ý của họ trước khi mình lên tiếng trả lời.

Không phản ứng vội vàng: Nhiều trường hợp chúng ta buồn nhau vì những tin không chính xác, hiểu lầm, nhiều tin tức đã truyền đi qua nhiều trung gian, rồi chúng ta căn cứ vào đó mà phản ứng, mà buồn, mà giận. Con cái Chúa cần dẹp tự ái để ngồi lại với nhau, nói chuyện trực tiếp với nhau để thông cảm nhau, thay vì nghe tin sao thuật lại màbuồn phiền nhau.

Lạy Chúa xin giúp con biết lắng nghe, bình tĩnh nghe những lời gây dựng dù không vừa ý con và thông cảm thương yêu nhau.

(c) 2024 svtk.net