Kinh Văn: (Công Vụ Các Sứ Đồ 6:1-8:40)
Câu Gốc: Chúng đang ném đá thì Ê-tiên cầu nguyện rằng: Lạy Đức Chúa Giê-xu, xin tiếp lấy linh hồn con. Đoạn người quì xuống kêu lớn tiếng rằng: Lạy Chúa, xin đừng đổ tội này cho họ! Người vừa nói lời đó rồi, thì ngủ (Công Vụ Các Sứ Đồ 7:59-60)
Hội thánh được ơn của Chúa là hội thánh có những tín hữu siêng năng trong công tác chứng đạo. Để giúp cho hội thánh có thể tăng trưởng cách mạnh mẽ về nhân số, người hầu việc Chúa và tín hữu trong hội thánh cần có tinh thần truyền giáo cao độ. Nếu chỉ có mỗi mình mục sư đi thăm viếng chứng đạo thì ảnh hưởng không thể nào mạnh bằng có sự dự phần của cả hội thánh. Mặt khác, nếu mục sư không nêu gương cần mẫn trong công tác chứng đạo, không tỏ lòng yêu mến những linh hồn hư mất cách thiết tha, thì hội thánh cũng khó có thêm người gia nhập. Đức Thánh Linh chỉ có thể ban phước cách rời rộng khi chúng ta trung tín với Chúa, nhất là trong bổn phận chứng đạo.
1. Dầu Chết Cứng Vẫn Còn Làm Chứng (Công Vụ Các Sứ Đồ 8:1-5)
Trong Công Vụ Các Sứ Đồ 6:54-60 có thuật lại chuyện Ê-tiên qua đời như sau:
54Chúng nghe những lời đó, thì giận trong lòng, và nghiến răng với Ê-tiên. 55Nhưng người, được đầy dẫy Đức Thánh Linh, mắt ngó chăm lên trời, thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Jêsus đứng bên hữu Đức Chúa Trời; 56thì người nói rằng: Kìa, ta thấy các từng trời mở ra, và Con người đứng bên hữu Đức Chúa Trời. 57Bấy giờ, chúng kêu lớn tiếng lên, bịt lỗ tai lại, cùng nhau chạy a lại, 58kéo người ra ngoài thành, rồi ném đá người. Các kẻ làm chứng lấy áo xống mình để nơi chơn một người trẻ tuổi kia tên là Sau-lơ. 59Chúng đang ném đá, thì Ê-tiên cầu nguyện rằng: Lạy Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn tôi. 60Đoạn, người quì xuống, kêu lớn tiếng rằng: Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ! Người vừa nói lời đó rồi thì ngủ.
Sự tuẫn đạo của Ê-tiên là lời chứng hùng hồn nhất cho niềm tin Cơ Đốc. Trong số những người chứng kiến cái chết của Ê-tiên, có lẽ có cả Phao-lô. Lúc bấy giờ Phao-lô là người vốn ưng thuận về việc ném đá Ê-tiên. Tuy nhiên về sau này, khi hồi tưởng lại cái chết của một người tựa như cái chết của chính Chúa Giê-xu, Phao-lô làm sao chẳng chạnh lòng!
Ê-tiên đã về cùng Đức Chúa Trời y như cách Chúa Giê-xu đã về cùng Ngài. Lời cầu nguyện của Ê-tiên khi bị ném đá y hệt như lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu trên thập tới giá. Khi chết rồi Chúa Giê-xu vẫn còn có thể hấp dẫn rất nhiều người đến cùng Ngài. Ê-tiên dù không hấp dẫn được nhiều người đến cùng Đức Chúa Trời như Chúa Giê-xu, nhưng ít ra cũng có thể ảnh hưởng trên một số người, trong đó có thể có chính Phao-lô.
2. Dầu Chạy Càng Vẫn Cứ làm Chứng (Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26-31)
Hội thánh tán lạc là điều đau lòng. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ lịch sử hội thánh, chúng ta thấy lúc hội thánh tán lạc là lúc hội thánh có cơ hội phát triển cách nhanh chóng, mạnh mẽ hơn hết.
Trong thế kỳ thứ nhứt, hội thánh bị tản lạc. Không bao lâu sau đó, công việc Chúa phát triển khắp nơi, từ Giê-ru-sa-lem đến Sa-ma-ri, đến Ga-li-lê, đến những vùng lân cận và đến ngay tại La Mã.
Vào thời trung cổ, con cái Chúa, tôi tớ Chúa bị bách hại cách dữ tợn. Nhiều người phải lìa bỏ quê hương. Trên đường đi họ mang lời Chúa được mang đến cùng những miền xa xôi hẻo lánh. Từ thành thị đến thốn quê, từ đền đài dinh thự đến thâm sơn cùng cốc nơi nào cũng có ảnh hưởng của tin lành của Chúa.
Sang thời cải chánh, các giáo phái tin lănh được thành lập. Họ bị Giáo Hội Công Giáo La Mã ngăn trở và khai trừ. Con cái Chúa trong các giáo phái cải chánhï phải tìm đến những vùng đất không có hoặc có rất ít ảnh hưởng của Công Giáo La Mã. Từ đó đạo Chúa lan tràn khắp nơi.
Trong hơn hai thập niên vừa qua, một số người Việt Nam chúng ta di tản sang những quốc gia ở khắp nơi trên thế giới. Đi đến đâu con cái Chúa cũng vẫn cứ cố gắng làm chứng cho Chúa.
3. Dầu Chưa Quen Vẫn Cố làm Chứng (Công Vụ Các Sứ Đồ 8:34-35)
Câu chuyện Phi-líp làm chứng cho họan quan người Ê-thi-ô-bi là câu chuyện hết sức kỳ thú. Theo lời thiên sứ truyền phán, Phi-líp lên đường đi từ thành Giê-ru-sa-lem đến thành Ga-za, một nơi vắng vẻ. Trên đường đi, thiên sứ bảo ông đuổi theo xe của một viên hoạn quan của nữ vương Ê-thi-ô-bi. Người đi bộ mà phải đuổi theo xe của một người mình chưa quen để làm chứng cho người đó về Chúa! Đó đâu phải là việc dễ làm. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, Phi-líp vâng lời ngay lập tức.
Điều càng hay hơn nữa là Phi-líp đã có thể cắt nghĩa về lẽ đạo cứu rỗi trong Chúa Giê-xu bắt đầu từ chỗ hoạn quan đọc trong Kinh Thánh mà không hiểu. Với niềm tin đơn sơ chân thành, hoạn quan đó tin nhận Chúa. Gặp chỗ có nước, theo lời thỉnh cầu của hoạn quan, Phi-líp làm báp têm cho ông ấy ngay. Sau đó Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi. Thử hỏi, có mấy ai sau khi làm chứng và giúp cho người khác tin Chúa lại được chính Thánh Linh của Chúa đem đi? Một điểm nổi bất trong nỗ lực chứng đạo của Phi-líp là điều này: Dù chưa quen, ông vẫn cố làm chứng.
Sách hoạn quan đọc ngày hôm đó là Sách Ê-sai, một sách tiên tri hết sức đặc biệt trong Kinh Thánh. Có người đã nhận xét là Ê-sai chẳng khác nào một quyển Kinh Thánh tóm gọn vì trong Ê-sai có nói đến uy quyền và sự tẻ trị của Đức Chúa Trời, lời tiên tri về sự ra dời của Đấng Christ, lời tiên tri về công việc, chức vụ, sứ mạng của Đấng Christ, lời tiên tri về ngày sau cùng, v. v
Ø Ê-sai có 66 đoạn, tương ứng với 66 sách trong Kinh Thánh.
Ø 39 đoạn dầu tiên trong sách tiên tri Ê-sai nói nhiều về sự công bình về sự đoán phạt của Chúa, tương ứng với 39 sách trong Cựu Ước.
Ø 27 đoạn cuối cùng trong sách tiên tri Ê-sai nói nhiều về lời hứa, về phước hạnh và ân điển của Chúa.
Hoạn quan đọc lời Chúa nhưng không hiểu thấu cho đến khi được Phi-líp cắt nghĩa cho. Điều Phi-líp hiểu không phải là kiến thức từ chương nhưng là kinh nghiệm đồng đi với Chúa. Kinh nghiệm đó cần thiết hơn tất cả mọi thứ học thuật hoặc hiểu biết.
Qua chuyện Ê-tiên chịu chết vì lòng trung tín với Chúa chẳng hề chuyển lay, qua chuyện hội thánh tản lạc vì muốn bảo vệ niềm tin mình đã đạt nơi Chúa, và qua chuyện Phi-líp làm chứng về Chúa cách rõ ràng cho hoạn quan, chúng ta thấy những mẫu mực chứng đạo sống động.
v Đối với Ê-tiên thì nguyên tắc chứng đạo của ông là gì? Theo ông thì đã trung tín với Chúa thì phải trung tín cho đến chết.
v Theo hội thánh thánh ban đầu thì nguyên tắc chứng đạo của họ là gì? Đã ý thức cách mạnh mẽ nhiệm vụ chứng đạo thì cho dù phải đi nơi nào cũng vẫn cứ chứng đạo.
v Còn theo Phi-líp thì nguyên tắc chứng đạo của ông là gì? Đó là dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào con cái Chúa cũng vẫn có thể chứng đạo cho Chúa.
Ngày nay khi chúng ta đi ra chứng đạo cho Chúa mong sao chúng ta sẽ không quên những nguyên tắc này. Chúng ta sẽ chứng đạo cho Chúa cho đến kỳ cùng, dù ở nơi nào hay trong hoàn cảnh nào cũng vậy.
Có người lo sợ cách hết sức vu vơ, vớ vẩn, viễn vông; sợ rằng nếu làm chứng cách dạn dĩ như Phi-líp biết đâu Chúa sẽ cất mình như Ngài đã từng cất Phi-líp đi! Có lẽ chúng ta không nên sợ như thế. Nếu có ai trong vòng chúng ta được ơn như Phi-líp, rất có thể Đức Chúa Trời sẽ để cho người đó tiếp tục chứng đạo tốt cho Ngài để đưa nhiều người hơn nữa đến cùng Chúa. Mong sao ai nấy trong chúng ta đều trung tín với Chúa trong nhiệm vụï chứng đạo hầu cho nhiều người có cơ hội quay trở lại cùng Chúa và lớn lên trong Ngài.