Trang ChủHy VọngGiúp Đỡ Đời SốngChuyện Đời SốngPhúc ÂmChia Sẻ

Hãy hình dung điều này

[ English | Vietnamese ]

Ngày 22 tháng Tám, 2001

Khi tôi nhận được tấm thiệp trong thùng thơ tuần này, tôi rùng mình một chút trước khi gắn nó lên tủ lạnh. Đó là thiệp nhắc nhở rằng tối nay vào đúng 6 giờ mười, tôi sẽ được chụp hình để cho vào sổ niên giám photo mới của hội thánh chúng tôi.

Là người không cảm thấy mình chụp hình ăn ảnh lắm, chụp hình dường như luôn là lý do cho rùng mình. Có câu hỏi khó chịu phải mặc gì đây, và cái hy vọng không kết quả rằng những chân tóc và những lổ chân lông trên mặt sẽ ngừng toát mồ hôi dường như mỗi khi tôi muốn được ít ra nửa-đẹp thôi trong những dịp chụp hình.

Nhưng đằng sau bề mặt và những quan tâm tự kỷ một cách thú thật lườm lườm một vấn đề lớn hơn liên hệ đến bản chất tượng trưng phải bị chụp hình cho niên giám nhà thờ: Tôi sẽ một mình. Khi tôi ngần ngừ ghi danh cho ngày giờ "ngồi vào", tôi để ý cái hẹn của tôi nằm giữa cái hẹn của một cặp vợ chồng mới cưới và một gia đình năm người. Và tôi biết kết quả sau cùng của cái hẹn này -- một bức hình của chỉ mình tôi cố gắng lấp đầy khung hình với một nụ cười can đảm và sự tự tin gượng gạo -- sẽ xuất hiện trên một trang của những cặp vợ chồng và gia đình. Trong trí tôi, tôi hình dung trang của tôi trong sổ niên giám hơi giống như một vòng tròn của trò chơi Sesame Street, Một Trong Những Cái Này Thì Không Giống Những Cái Khác. Nói thật ra, nếu tôi không được khuyến khích để được cho vào sổ niên giám bởi vì tôi có dự phần trong ban điều hành mà lo giúp để phát hành một chương trình truyền giáo mới trong hội thánh, có lẽ tôi đã không ghi danh.

Tôi nghĩ chỉ một mình tôi trong những nỗi sợ hãi bất thần về việc chụp hình này, cho đến khi tôi ở trong một xe đầy những người nữ độc thân từ hội thánh tôi hướng đi coi phim tối Thứ Sáu vừa qua. Kathleen, một thành viên của ban chấp hành hội thánh, đem ra vấn đề sổ niên giám mới và nhắc nhở chúng tôi tất cả lấy hẹn để được chụp hình. Những lời đầy ý định của cô ta, dù sao, đã gặp phải những cặp mắt xoay tròn và những tiếng than thở. Tôi ngạc nhiên, nhưng hơi nhẹ nhỏm tôi không phải là người duy nhất coi cái hẹn này với cùng một sự lẩn lộn của bổn phận và sư lo sợ mà tôi thường có khi tới gần một cái hẹn với nha sĩ hay một dĩa đầy đậu lima.

Khi tiếng than thở hạ dần, chúng tôi trao đổi những cảm giác và những lo sợ rõ rệt: "Tôi có sẽ là một người lẽ loi hoàn toàn lẩn giửa một trang đầy những gia đình không?" "Liệu người ta sẽ thấy thương hại cho tôi khi họ thấy một tấm hình của chỉ mình tôi ‘già nhỏ’ đó?" "Nếu chỉ mình tôi, tôi không cần dự phần vào ‘hồ sơ chính thức’ của những người tham dự hội thánh, phải phông?" "Có một cái gì như là gia đình gồm một người không?"

Mặc dù tôi đồng cảm một chút nào đó với tất cả những quan tâm, những điều sau đã nhắc nhở tôi cái cách mà tôi cảm nhận về những tấm hình đi vacation một mình của tôi -- chủ yếu là tôi và một bức tượng hay tôi và một vách núi -- tôi đã gắn lên bằng đinh và lộng vào khung khắp gian nhà tôi ở. Tôi đã đôi khi tự hỏi, khách đến thăm nhà tôi có bao giờ nghĩ về tôi là tự kỷ khi mà trưng bày toàn là những hình solo của mình không. Tôi đã từng xém muốn giải thích rằng những bức hình không phải là về tôi mà chúng là những nhắc nhở , vào những ngày khi cuộc sống dường như quá trần tục, rằng Chúa đã ban phước cho tôi với cơ hội được đi chơi những nơi lý thú mà đã chạm lòng và hưng phấn tôi.

Mặc dù tôi đồng cảm với những cảm xúc được bày tỏ trong chiếc xe đi cine tối Thứ Sáu tuần trước, tôi hơi sợ về cách mà những phụ nữ có nghề nghiệp bình thường tự tin trong chiếc xe này trở nên thoái hóa vào trong những quan tâm tự trong tiềm thức -- đặc biệt trong hoàn cảnh của một nơi mà mọi người cần phải cảm thấy được tính vào và yêu thương: hội thánh. Và tôi còn sợ hơn rằng tôi tự kỷ và bất thường bằng kẻ tốt nhất trong họ.

Khi tôi lắng nghe, tư tưởng đó đụng lấy tôi rằng chúng tôi đang coi mình quá quan trọng -- rằng những người khác không lướt qua những trang trong sổ niên giám để tìm những gương mặc độc thân và gắn những ý nghĩ vào đó như chúng ta nghĩ họ sẽ. Có khuynh hướng nhất, những sổ niên giám này sẽ kết cuộc vào trong những chồng sách điện thoại, bản đồ, và những giấy tờ lẩn lộn của đời sống chỉ để được lục ra khi một ai đó không thể nhớ tên-cô-ta-là-gì.

Và tuy nhiên chúng ta cũng không coi trọng chính mình vừa đủ. Các bạn độc thân của tôi trong chiếc xe đó là những thành viên tích cực của hội thánh chúng tôi, phục vụ trên các ban ngành và ban chấp hành nữa. Bổng dưng tôi nhớ những lời của ông mục sư chúng tôi hôm Chúa Nhật trước khi ông thúc giục "bất cứ ai mà gọi hội thánh mình là nhà" hãy dự phần vào sổ niên giám. Ông đã không nói "bất cứ ai mà là một phần tử của một gia đình truyền thống" hay "bất cứ ai mà đã lập gia đình trong hội thánh này" hay "bất cứ ai mà đã góp phần thiết thực bằng những giờ thiện nguyện hay số tiền dâng." Khi những người tham dự đều đặn và dự phần vào trong chính Thân Thể Đấng Christ này trong nhiều năm, mỗi người chúng ta dĩ nhiên cần được dự phần vào trong sổ niên giám này.

Không có những gương mặt của chúng ta, "cây gia phả" này sẽ không hoàn tất - những người độc thân khác sẽ tiếp tục cảm thấy như là kẻ lẽ loi và những gia đình trong hội thánh sẽ thấy một bức hình nghiêng về hướng những ai thực sự tạo nên cộng đồng đức tin của chúng ta.

Tôi sẽ cố gắng giử những điều này trong trí trong suốr thời gian 10-phút của mình tối nay ngồi và mỉm cười và làm cho sự hiện diện của tôi được biết đến trong hội thánh nhà của tôi. Và có lẽ một ngày kia trong tương lai khi Chúa trồng tôi ở một nơi khác, tôi sẽ lựa lọc qua một ngăn tủ và vấp phải chính cuốn niên giám này. Cũng như những bức hình vacation của tôi, tôi chắc rằng tôi sẽ nhìn vào gương mặt mỉm cười của mình trong bối cảnh của môi trường lý thú xung quanh -- lần nầy những anh chị em tuyệt vời trong Đấng Christ thay vì những bức tượng hay đồi núi -- và cảm ơn Chúa vì cái đặc ân tuyệt diệu được ở trong nơi này mà đã thúc đẩy và hưng phấn tôi.

Chúa ban phước cho bạn!
Tác giả: Camerin Courtney
Chuyển ngữ: TDN


© 2003 Christianity Today. Used by permission.