Trang Đầu | Mục Lục | Ngược Lại | Theo Thứ Tự ABC | Ngược Lại và Theo Thứ Tự ABC | Hướng Dẫn

VỤ ÁN VÀ SỰ CHẾT JÊSUS CHRIST

GLASGOW 1894

JAMES M. STALKER

Lời mở đầu

Ngay từ lúc bắt đầu viết quyển Đời sống Jêsus Christ dưới hình thức rút ngắn, tôi đã nuôi ước vọng sau này sẽ mô tả đầy đủ chi tiết hơn về những bước đường cuối cùng của đời sống Cứu Chúa chúng ta trên đất này; và tuy những học biết mới lạ đã khiến tôi cảm thấy sâu xa rằng tôi không đủ khả năng vẽ lại những bức tranh ấy hoàn toàn chính xác được, dầu vậy đề tài ấy vẫn không ngừng quyến rũ tôi.

Thật ra, hơi khó mà xác định được giới hạn nỗi thống khổ của Chúa chúng ta. Krummacher đã bắt đầu với hành trình khải hoàn vào Giêrusalem; Tauler, với Sự Rửa chân trước Bữa Ăn Cuối cùng; và Rambach, với Ghết-sê-ma-nê và hầu hết đã kết thúc với Sự Chết và Chôn. Thế nhưng, Grimm, một tác giả Công giáo và cũng là người cuối cùng viết về đề tài ngày, lại muốn kéo dài sự thống khổ mãi đến hôm cuối cùng của Bốn mươi ngày sau khi tích Chúa sống lại. Hiểu chữ “thống khổ” theo một nghĩa chính xác hơn, tôi muốn khởi đầu từ lúc Chúa chúng ta bị tước mất tự do vì rơi vào tay quân thù và kết thúc bằng sự Chôn Ngài. Dĩ nhiên, những hình ảnh buổi tối hôm trước ngày Chúa bị bắt cũng đã tiềm tàng cùng một vẻ cao cả như thế và chính tôi cũng thích nhắc lại hình ảnh Đấng Christ giữa Bạn Hữu Ngài cũng như tôi hiện đang viết về Ngài giữa Kẻ Thù đây; nhưng nếu thế thì phải cần ít nhất một quyển sách dày bằng cỡ này mới đủ, còn với khuôn khổ sách này dĩ nhiên tôi không thể bao quát cùng một lúc cả hai đề tài được.

Tôi đã đặt phụ đề cho sách này là một Lịch Sử Bồi Linh, bởi lẽ đề tài này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu với tâm hồn lẫn trí óc. Nhưng không phải vì cớ đó mà tôi dùng lối văn Khoa trương và tra hỏi thường tình trong những tác phẩm bồi linh đâu. Thú thật, đối với tôi, ngay cả những sách nổi tiếng nhất viết về sự Thương khó cũng rất là vô vị vì tác giả đã dùng, có thể nói là quá nhiều tán thán từ “than ôi” hay là “thương thay” chẳng hạn. Dĩ nhiên, để bồi bổ tâm linh không nhất thiết phải dùng những chữ như thế. Thật ra, những bức tranh Thương Khó cần phải khuấy động tận đáy lòng và cách hay nhất để đạt mục đích ấy không phải do người kể chuyện phơi bày những xúc cảm riêng của mình nhưng là, theo như kiểu mẫu tường thuật tuyệt diệu qua các sách Tin Lành, do cách trình bày trung thành những sự kiện.

GLASGOW 1894

JAMES M. STALKER


8. THẢM BẠI CỦA PHI-LÁT
7. MÃO GAI
6. TRỞ LẠI PHI -LÁT
5. JÊSUS VÀ HÊ-RỐT
4. TRƯỚC TÒA ÁN NHÂN DÂN
3. PHI-E-RƠ CHỐI CHÚA
2. TRƯỚC TÒA ÁN GIÁO HỘI
1. CHÚA JÊSUS BỊ BẮT